Tổng hợp các trò chơi trẻ mầm non phổ biến nhất hiện nay

Tổng hợp các trò chơi trẻ mầm non phổ biến nhất hiện nay

20 Tháng Mười Một, 2020 Off By zsstritezuct

Bên cạnh việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non thì hoạt động thể chất cũng rất quan trọng, giúp bé vận động linh hoạt, tăng cường khả năng quan sát, di chuyển và tư duy mạch lạc hơn. Dưới đây là một số trò chơi trẻ mầm non phổ biến thường xuyên áp dụng.

1. Trò chơi “Ai nhanh hơn” – trò chơi cho trẻ mầm non 5 tuổi

Mục đích: Giúp bé vận động linh hoạt, rèn luyện sự nhanh nhẹn, đoàn kết cho các bé.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

Chướng ngại vật (khối gỗ, con ki, túi cát…)

Bụt bật sâu

Hầm chui

Thang leo

Vòng thể dục

Hướng dẫn cách chơi:

Các cô chia trẻ thành các nhóm khác nhau (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ), từ 2 – 3 nhóm.

Cô cho các đội xếp thành các hàng dọc khác nhau sau vạch xuất phát và hướng dẫn luật chơi. Khi đã sẵn sàng, các đội nghe hiệu lệnh của cô, bạn đầu tiên sẽ ngồi xổm đi dích dắc qua các chướng ngại vật, đến bục bước lên và bật sâu xuống. Sau đó trẻ chạy đến hầm, bò chui qua hầm chạy đến thang leo, trèo lên xuống thang, chạy lấy vòng rồi chạy về xếp cuối hàng.

Sau khi chạy về cuối hàng thì bạn thứ 2 sẽ tiếp tục di chuyển như bạn đầu tiên. Thành viên của mỗi đội đều lần lượt thực hiện. Đội nào thực hiện đúng tất cả các bước và các thành viên hoàn thành nhanh nhất sẽ trở thành đội chiến thắng.

Trò chơi trẻ mầm non

Trò chơi trẻ mầm non

Xem thêm: 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non

2. Trò chơi “Chi chi chành chành” – trò chơi cho trẻ mầm non 3 tuổi trở lên

Mục đích: Tập quan sát và phản xạ nhanh cho bé, trò chơi này không cần công cụ hỗ trợ.

Hướng dẫn cách chơi:

Cô làm mẫu trước cho các bé làm theo, cô xòe tay và các bé cùng giơ ngón tay trỏ vào lòng bàn tay của cô rồi cùng đọc:

“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Chấp dế đi tìm
Ù à ù ập.”

Sau cuối bài vè các bé phải cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay. Cứ như thế trò chơi cứ thế lặp lại. Tất cả cùng chơi cùng đọc vẻ vui vẻ thoái mái.

3. Trò chơi vận động “Nhảy lò cò” – top 5 trò chơi của trẻ mầm non phổ biến nhất

Mục đích: Giúp các bé tư duy tốt, di chuyển linh hoạt, vận động nhanh nhẹn.

Dụng cụ chuẩn bị: Phấn vẽ

Hướng dẫn cách chơi:

Cô vẽ các chữ số hoặc chữ cái lên trên nền ô. Sau đó lần lượt mỗi bạn chơi trò chơi này. Đứng từ điểm xuất phát, cô đọc to số hoặc chữ để bé nhảy vào ô đó, rồi di chuyển tiếp theo yêu cầu của cô. Việc đọc chữ cái và con số sẽ giúp bé làm quen nhiều hơn và học được chúng nhanh hơn.

Yêu cầu: bé đứng, nhảy lò cò.

5 trò chơi của trẻ mầm non

Trò chơi cho trẻ mầm non 3 tuổi

Click ngay: Những vấn đề bất cập trong giáo dục

4. Trò chơi “Chuyền bóng” – trò chơi cho trẻ mầm non 3 tuổi trở lên

Mục đích: Giúp trẻ nâng cao sự tập trung, quan sát nhanh và vận động linh hoạt.

Hướng dẫn cách chơi:

Với trò chơi trẻ mầm non này, cô chia lớp thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm từ 7 – 10 bé. Mỗi nhóm sẽ có một quả bóng. Các bé xếp thành vòng tròn, bé nào cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, cứ thế lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát theo nhịp:

”Không có cánh
Mà bóng biết bay
Không có chân
Mà bóng biết chạy
Nhanh nhanh bạn ơi
Nhanh nhanh bạn ơi
Xem ai tài, ai khéo
Cùng thi đua nào.”

Nếu các bé chơi quen, cô có thể thay đổi cách chơi, cho các đội xếp thành hàng dài và sử dụng giỏ đựng bóng. Các đội cùng thi đua nhau xem đội nào truyền được nhiều bóng từ đầu đến cuối hơn, đội đó sẽ trở thành đội chiến thắng

trò chơi trẻ mầm non

Trò chơi cho trẻ mầm non 5 tuổi

5. Trò chơi “Hái quả” dành cho trẻ từ 1,5 tuổi trở lên

Mục đích trò chơi: nâng cao sự nhanh nhẹn và phản xạ cho bé.

Hướng dẫn cách chơi:

Cô chuẩn bị các giỏ hoa quả khác nhau, ở các vị trí khác nhau. Theo yêu cầu của cô, các bạn phải bò, di chuyển từ điểm này qua điểm khác, vượt các chướng ngại vật để hái được quả theo yêu cầu rồi bỏ vào giỏ. Rồi trở về cuối hàng đợi đến lượt tiếp theo.

Trên đây là một số trò chơi trẻ mầm non thường xuyên được áp dụng. Bố mẹ cũng có thể chơi cùng bé ở nhà để nâng cao sự kết nối và tương tác trong gia đình.

Rate this post