Cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh và các lưu ý cha mẹ cần biết

Cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh và các lưu ý cha mẹ cần biết

29 Tháng Mười Một, 2021 Off By Mai

Chàm sữa là căn bệnh khá phổ biến ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do đó cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh, dấu hiệu để nhận biết và điều trị có hiệu quả bệnh chàm sữa. Bạn đọc hãy cùng theo dõi thông tin bệnh chàm sữa ở bên dưới bài viết nhé.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa

Chàm sữa là tên nhóm bệnh da liễu với các biểu hiện ngứa, viêm da hoặc phát ban trên diện rộng. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh khi trẻ từ 3  đến 24 tháng tuổi.

Bệnh chàm sữa sẽ không gây ra các nguy hiểm về tính mạng nhưng sẽ rất khó để điều trị và dễ bị tái phát trở lại.

Bé bị chàm sữa có thể do một số các nguyên nhân khác nhau như:

Do cơ địa của bé dễ bị dị ứng hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh mề đay, hen suyễn, dị ứng da do thời tiết.

Do bé bị dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ. Mẹ cho con bú sữa và thường xuyên ăn đồ tanh, hải sản, chất giàu đạm làm ảnh hưởng đến nguồn sữa khi đó cơ thể bé không thích ứng sẽ gây ra dị ứng.

Một số tác nhân từ bên ngoài như khói bụi, thời tiếu, lông động vật, chó, mèo hoặc đồ chơi của trẻ không giữ vệ sinh sạch sẽ.

Ngoài ra sẽ còn có nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu cha mẹ có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm sữa

Một số các triệu chứng nhận biết bệnh chàm sữa

  • Bệnh chàm sữa hầu hết sẽ xuất hiện từ khoảng 6 tháng tuổi trở lên và ở những khu vực trên mặ, 2 má và có thể lan ra toàn cơ thể, tay, chân.
  • Khi mới mắc chàm sữa thì trẻ sẽ nổi nốt mẩn đỏ và lâu dần sẽ chuyển thành mụn nước nhỏ với màu đỏ gây nứt da, bong tróc vảy, đóng vảy.
  • Vị trí da bị chàm sữa sẽ rất khô, thô ráp, căng, có vảy li ti. Các mảng da khô và đỏ có trên mặt, trên mu bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, trên mu bàn tay…
  • Trẻ có các triệu chứng của bệnh hen suyễn và viêm mũi.
  • Trẻ mắc bệnh sẽ thường khóc, khó ngủ, bỏ bú, khó chịu.
  • Vùng da bị chàm sữa sẽ gây ra khó chịu hoặc trẻ sẽ gãi đến lúc mụn nước bị vỡ và chảy máu. Trường hợp da không được giữ vệ sinh có thể dẫn đến vùng da mắc bệnh bị nhiễm trùng, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hoặc gây sẹo trên da ảnh hưởng mặt thẩm mỹ của trẻ.
  • Khi quan sát bằng mắt thường mẹ sẽ thấy bé khó chịu và thường xuyên quơ quơ lên tay giống như muốn gãi ngứa hoặc cào tay vào mặt dẫn đến mụn nước vỡ ra.
  • Sau khoảng 1 tuẩn vùng da bị tổn thương da non tái tạo và bong dần làm cho bé khó chịu, da nứt nẻ lớn hơn có thể dẫn đến rỉ máu và nhiễm trùng.

Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh chàm sữa của trẻ sẽ có những triệu chứng mắc bệnh khác nhau do đó cha mẹ nên chú ý những dấu hiệu khác thường của trẻ để đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

cham-sua

Chàm sữa có thể ở xuất hiện trên mặt và lâu dần lan ra khắp cơ thể

Điều trị chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa là căn bệnh có nguy cơ tái phát cao nếu nguyên nhân là do dị ứng khi ăn uống hoặc thay đổi thời tiết. Thông thường chàm sữa sẽ tự hết sau 2 tuổi vì sức đề kháng của trẻ nên cần tăng cường và hệ miễn dịch phát triển ổn định hơn.

Qúa trình điều trị chàm sữa giúp làm bình thường hóa làn da và kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế tới mức tối đa tình trạng tái phát.

Để điều trị căn bệnh chàm sữa ở trẻ em thì cha mẹ nên tham khảo các biện pháp phổ biến như:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ thì nên tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây ra kích ứng hoặc đồ ăn hải sản, đậu phộng, trứng…

Chỉ nên cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn từ 6 tháng trở lên còn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nên hoàn toàn bú sữa mẹ.

Sử dụng thuốc điều trị chàm sữa

Ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu chàm sữa thì phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu để được thăm khám và điều trị chính xác theo đúng mức độ điều trị bệnh.

Căn cứ vào tình trạng da mắc chàm sữa mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện những loại thuốc đặc trị riêng lẻ. Cha mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Những điểm cần lưu ý khi điều trị chàm sữa cho trẻ:

  • Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh liều cao cho trẻ em, hoặc trẻ bị bội nhiễm thì cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để dùng đúng liều lượng vì kháng sinh rất dễ gây ra sốc phản vệ.
  • Trường hợp các vết thương nổi đỏ hoặc có tiết dịch thì nên dùng thuốc dạng dung dịch có tính sát trùng nhẹ để không gây tổn thương quá mức đến làn da của trẻ.
  • Trường hợp da trẻ bị đỏ, khô hoặc có tróc vảy thì nên dùng những loại thuốc chứa corticosteroid với nồng độ thấp và bôi vào trong thời gian ngắn trong khoảng từ 5 – 7 ngày. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng  cho trẻ.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng corticosteroid với hàm lượng cao vì bé sẽ có thể mắc tình trạng teo da, mất màu da hoặc nghiêm trọng hơn là suy tuyến thận nếu dùng trong thời gian dài.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, chăn gối, giường cho trẻ, đặc biệt không nên để trẻ tiếp xysc nhiều với chó, mèo, khói bụi.
  • Trong trường hợp trẻ bị chàm sữa mức độ nặng thì nên giữ cơ thể trẻ luôn khô thoáng, sạch sẽ, hạn chế đổ mồ hôi và ẩm ướt, thay đồ ngay sau khi tắm cho bé, nên thay tã lót liên tục cho bé.
  • Không nên cho trẻ mặc quần áo chất liệu len hoặc sợi tổng hợp làm cho da trẻ bị tắc bít, tốt nhất nên chọn đồ có chất liệu thoáng mát.
  • Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên khi ăn dặm không nên cho bé ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, thức ăn lên men, cà chua,…

Những thông tin chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị ở trên chỉ mang tính chất tham khảo mà không thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Rate this post