Cần nâng cao “văn hóa” đối với học viên trong các trường dạy nghề
29 Tháng Một, 2018Trong thời buổi kinh tế, hội nhập kèm theo sự du nhập của nhiều nền văn hóa đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, đã phần nào nào thay đổi thói quen, lối suy nghĩ của nhiều tầng lớp trong xã hội. Chính vì thế, trước tình trạng “văn hóa học đường” ở một số bộ phận học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang là vấn đề được mọi người quan tâm
Thái độ, tác phong học sinh, sinh viên còn hạn chế
Theo đó, thành phố Hà Nội là địa bàn tập trung nhiều loại hình kinh doanh như nhà hàng, quán bar, Karaoke và một số loại hình nhạy cảm khác. Với các loại hình mới nổi này, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận thanh thiếu niên nói chung và HSSV nói riêng rất nhiều. Về giáo dục nghề nghiệp thì hiện nay Hà Nội có 371 cơ sở với sấp sỉ 45.000 học sinh, sinh viên đang tham gia theo học.
Thông tư số17/2017/TT của Bộ LĐTB&XH ngày 30/6/2017 Ban hành Quy chế công tác HSSV trong trường trung cấp và trường cao đẳng, hàng năm Sở LĐTB&XH Hà Nội chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai công tác quản lý HSSV cùng với đó xây dựng quy chế cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng HSSV ngoại trú và nội trú trong trường. Nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ các hành vi HSSV không được làm. Theo đó, việc thực hiện của HSSV phần lớn đã đi vào quy tắc và có ý thức chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phần lớn các bạn HSSV đều có ý thức trong các phong trào học tập và rèn luyện, tích cực tham gia tình nguyện, hiến máu nhân đạo cùng với hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhiệt tình năng nổ.
Tăng cường chất lượng quản lý HSSV
Việc quản lý HSSV là hết sức quan trọng, bởi các em đến từ nhiều vùng miền trên cả nước và vừa rời các ngôi trường phổ thông. Đối với những học sinh vào học hệ trung cấp thì chỉ mới tốt nghiệp THCS tuổi còn rất trẻ, nhận thức xã hội chưa đầy đủ và đại đa số là ở nhà trọ hoặc ký túc xá. Chính vì thế, các em sẽ thiếu sự quản lý, giám sát từ gia đình.Với những tồn tại như vậy, việc thực hiện quy định quy chế của HSSV ở trong trường, ngoài trường cũng như trong ký túc xá vẫn còn nhiều vấn đề cần được nhà nước quan tâm sâu sắc hơn nữa.
Theo đó, để nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, theo Tiến sĩ Nguyễn Chí Trường, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp thì phải tổ chức sinh hoạt chính trị đầu khóa, đầu năm học và cuối khóa cho học sinh, sinh viên. Định kỳ hằng năm, tổ chức các cuộc đối thoại giữa học sinh, sinh viên và Ban Giám hiệu Nhà trường. Tư vấn cho HSSV xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với mục tiêu, năng lực, sức khỏe là rất cần thiết.
Ngoài ra, cần triển khai dịch vụ công tác xã hội trong Nhà trường; tạo điều kiện giúp đỡ học sinh, sinh viên là người khuyết tật, người thuộc diện chính sách, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và học sinh, sinh viên thuộc nhóm đối tượng cần sự hỗ trợ. Tăng tốc giáo dục kỹ năng mềm, kiến thức khởi nghiệp; bồi dưỡng kiến thức về sức khỏe sinh sản và các kiến thức về giới, kỹ năng bổ trợ thiết yếu khác cho HSSV. Nâng cao công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên. Tổ chức các hoạt động phối hợp giữa Nhà trường và doanh nghiệp kèm theo các tổ chức sử dụng người lao động, nhằm tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên phát triển.