Cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không? Các lưu ý khi dùng núm giả?

Cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không? Các lưu ý khi dùng núm giả?

30 Tháng Mười Một, 2021 Off By Mai

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả không? Đây là thắc mắc của rất nhiều các bậc ông bố bà mẹ. Vậy bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc ở trên.

Núm vú giả hoặc ti giả là vật dụng phổ biến được nhiều mẹ cho con sử dụng, thường được làm từ chất liệu an toàn cho trẻ sơ sinh như cao su hoặc silicone. Các núm vú giả sẽ có phần tay cầm, núm vú và miếng chắn đủ lớn hơn để trẻ không thể nuốt vào bên trong.

Theo nhiều chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên không nên cho con sử dụng núm vú giả khi mới sinh cho đến 3 – 4 tuần đầu. Ở giai đoạn đầu trẻ cần phải tiếp xúc với vú mẹ để tập làm quen và giúp mẹ kích sữa về nhiều hơn. Cho đến khi trẻ từ 6 – 8 tuần cần bú tăng lượng sữa, dễ đói, thường xuyên mè nheo thì mẹ có thể cho con ngậm ti giả.

Khi muốn trẻ ngậm vú giả thì mẹ cũng nên dạy trẻ từ từ vì lúc mới ngậm trẻ sẽ rất hào hứng nhưng đến một lúc sau hút không ra sữa thì con sẽ cáu gắt. Do vậy mẹ chỉ nên cho trẻ ngậm ti giả khi mẹ đang chuẩn bị sữa cho bé bú hoặc bé đã bú no nhưng vẫn đòi bú tiếp hoặc đòi ngậm vú để ngủ.

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả không?

Để có câu trả lời cho thắc mắc này thì cha mẹ cần tìm hiểu lợi ích và tác hại khi cho trẻ dùng núm giả. Cụ thể như:

Lợi ích khi trẻ sơ sinh dùng núm giả

Giảm thiểu việc trẻ mút tay khi dùng núm vú giả vì vậy sẽ ít gây ra các vấn đề và sự phát triển về răng sau này.

Giảm nguy cơ SIDS: Khi sử dụng núm vú giả cho những giấc ngủ ngắn hoặc vào ban đêm sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh xảy ra. Trong khi ngủ bé ngậm núm vú giả sẽ giúp giảm hơn một nửa nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Đáp ứng phản xạ bú: Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ có nhu cầu bú tự nhiên, mặc dù bình sữa và vú sữa của mẹ có thể đáp ứng được nhu cầu này nhưng đối với tre r thì chúng vẫn muốn bú ngay cả khi chúng đã no bụng. Như vậy thì mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả ngoài giờ ăn.

Trẻ có thể tự làm dịu mình: Trẻ có thể tự kiểm soát cảm xúc, thư  giãn và cảm thấy an toàn hơn khi dùng núm vú giả.

Bất lợi khi trẻ sơ sinh ngậm núm giả

Việc ngậm núm giả sẽ khiến cho trẻ bị lười bú mẹ: Khi sử dụng núm giả sớm làm cho trẻ sơ sinh gặp khó khăn khi tiếp xúc với việc bú mẹ. Vì núm vú của mẹ sẽ khác hoàn toàn so với núm vú giả nên khi dùng núm vú giả thì trẻ sẽ bỏ bú mẹ.

Tạo cho trẻ nghiện ti giả: Hiện nay có rất nhiều trẻ sơ sinh nghiện ti giả nên chúng bị phụ thuộc rất nhiều vào vật dụng này. Dấu hiệu của việc nghiện núm ti giả là khi đang ngậm mà bị rơi ra khỏi miệng thì trẻ sẽ khóc ầm ĩ, đặc biệt là vào ban đêm. Có những trẻ không thể ngủ nếu như trên miệng không có núm vú giả.

Trẻ có nguy cơ nhiễm trùng tai: Trẻ trong khoảng 6 tháng tuổi sẽ dễ bị nhiễm trùng tai nếu sử dụng núm vú giả thường xuyên. Trẻ sẽ dễ bị mắc viêm tai giữa và thường xuyên bị lặp lại.
Gặp các vấn đề về nha khoa: Khi ngậm và cắn vú giả quá nhiều lần trong ngày kéo dài thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến hàm gây ra các vấn đề về nha khoa.

co-nen-cho-tre-ngam-num-gia

Nên chú ý thời điểm cho trẻ sử dụng núm giả

Trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không? Lưu ý khi dùng

Sử dụng núm vú giả sẽ có những lợi ích và tác hại khác nhau, do đó các bậc phụ huynh cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ về thời gian cũng như các thời điểm để trẻ dùng. Cụ thể một số lưu ý như:

  • Để trẻ thoải mái hơn và tránh nguy cơ đột tử khi ngủ thì trong thời gian đầu bạn có thể cho trẻ dùng núm vú giả. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng khiến cho trẻ phụ thuộc vào việc dùng núm vú giả.
  • Trường hợp khi trẻ lớn hơn thì phụ huynh cần hướng dẫn, hỗ trợ trẻ bỏ núm vú để không gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
  • Cha mẹ khi chọn núm vú giả thì không lựa chọn sản phẩm có các thành phần bisphenol-A (BPA). Vì BPA sẽ khiến men răng của trẻ nhỏ bị hỏng và có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số trong tương lai như ung thư vú, đái tháo đường, béo phì, ung thư tuyến tiền liệt…
  • Kích thước núm vú giả thì nên lựa chọn vừa với miệng và độ tuổi của  trẻ.
  • Có nhiều bố mẹ sợ ti giả có thể rơi ra ngoài trong khi sử dụng núm giả nên dùng dây buộc vào cổ. Điều này tuyệt đối không nên làm vì có thể khiến đến nghẹt  thở.
  • Giữ vệ sinh núm vú giả bằng cách dùng nước sôi luộc qua trước khi dùng và sau một lần dùng. Không nên để trẻ ngậm xong rồi bẻ ra ngoài một lát sau đó cho vào ngậm tiếp. Vì sẽ vô tình làm cho núm vú bị bẩn dẫn đến  nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa. Đồng thời không nên cho bất cứ thứ gì nên núm vú giả như đường, sữa… vì như vậy sẽ không tốt cho răng, lợi của trẻ.
  • Nếu con đang bị nhiễm trùng tai, mẹ không nên cho ngậm ti giả. Để  hạn chế đến mức tối đa các biến chứng có thể xảy ra cho trẻ.

Những thông tin ở trên bài viết có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả? chỉ mang tính chất tham khảo và không có thể thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Rate this post