Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng? Tư thế ngủ nào tốt nhất?
30 Tháng Mười Một, 2021Đối với trẻ sơ sinh giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng để phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, đây cũng là lúc não bộ trẻ phát triển. Vậy có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không? Cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc ở trên nhé.
Trẻ sơ sinh nằm nghiêng có sao không?
Nhiều chuyên gia đưa ra lời khuyên nên để trẻ sơ sinh nằm ngửa, đây cũng là tư thế an toàn nhất cho trẻ khi ngủ. Mặc dù vậy khi để trẻ nằm nghiêng thì cũng sẽ có một số ưu điểm như:
- Tránh được tình trạng nghẹt thở: Nếu trẻ bị nôn, nằm nghiêng bên phải thì có thể làm cho vật nôn trong khoang miệng chảy ra từ miệng và không chảy vào cổ họng gây ra nghẹt thở hay nghẽn ho.
- Trẻ sẽ không ngáy: Nếu trẻ đang có hiện tượng ngày thì nên chuyển cơ thể của trẻ nằm nghiêng thì hô hấp sẽ thuận lợi hơn và tiếng ngáy cũng sẽ biến mất.
- Trẻ sơ sinh khi nằm nghiêng sẽ giúp giảm đi áp lực lên tim, hệ tiêu hóa cũng có thể hạt động tốt hơn.
Nhưng khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng thì có thể dẫn đến nhiều rủi ro, cụ thể như:
- Hội chứng đầu bẹt: Khi mới sinh xương sọ của trẻ còn mềm do đó nếu áp lực tích tụ tại một số điểm trên hộp sọ trong suốt thời gian dài và dẫn đến hội chứng đầu bẹt. Hậu quả nghiêm trọng của hội chứng bẹt đầu thì sẽ làm hạn chế khả năng mở rộng của não bộ và làm trẻ kém phát triển hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Một hạn chế nữa là khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng một tư thế trong suốt thời gian dài sẽ khiến cho vòng tai của trẻ do chịu chèn ép làm thay đổi hình dạng tai.
- Tật vẹo cổ: Do sự rút ngắn của cơ sternocleidomastoid kết nối phía bên của đầu với xương đồ cũng là hiện tượng có thể xảy ra khi trẻ nằm nghiêng. Biểu hiện nhận biết của tật vẹo cổ là nghiêng về một bên đồng thời xoay mặt về bên đối diện. Khi trẻ bị tật vẹo cổ về bên nào thì sẽ thường xuyên xoay về bên đó. Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám sớm.
- Mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh: Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ dưới 1 tuổi đột ngột bị tử vong mà không rõ nguyên nhân. Đây cũng chính là nguy cơ nghiêm trọng nhất đối với trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên trẻ không thể tự xoay chuyển đầu và cơ thể sẽ dễ bị ngạt thở.
Vậy trẻ sơ sinh nằm nghiêng có tốt không? Trẻ sơ sinh không thể tự mình nằm nghiêng cũng như không nên duy trì lâu tư thế này. Tốt nhất các bậc cha mẹ nên hỗ trợ bé bằng cách đặt bé nằm nghiêng sang một bên, sử dụng mền hoặc gối chèn thêm đằng sau lưng. Đặc biệt cha mẹ nên không cho bé nằm nghiêng chỉ bên phải hoặc chỉ bên trái. Nên cho bé nằm nghiêng đều cả hai bên để tránh tình trạng hộp sọ bị biến dạng và vành tai cũng không bị ép sát vào đầu gây mất thẩm mỹ.
Chia sẻ tư thế nằm ngủ tốt cho trẻ sơ sinh
Mặc dù có một số ưu điểm nhất định nhưng khi nằm nghiêng vẫn không được xem là tư thế trẻ có thể ngủ được lâu dài. Bên cạnh những ưu điểm nằm nghiêng thì còn rất nhiều nhược điểm gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nên nằm ngửa sẽ là tư thế ngủ an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Có nhiều phụ huynh lo lắng nếu trẻ nằm ngửa quá lâu cũng sẽ dẫn đến tình trạng bẹp phía sau đầu. Nhưng tình trạng này sẽ hết khi trẻ biết lật và tự mình thay đổi được tư thế.
Đối với trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi khi đã biết lật sấp, lật ngửa thì mẹ không cần thay đổi tư thế thường xuyên cho trẻ. Trẻ tự thay đổi tư thế khi nằm ngửa ở một tư thế quá lâu khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu. Do đó khi đặt trẻ ngủ mẹ nên đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa.
Trong trường hợp mẹ thấy trẻ nằm ngửa quá lâu và muốn thay đổi tư thế cho con thì cần lưu ý một số điều dưới đây khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng. Bao gồm:
- Mẹ nên để tay trẻ trước mặt giúp con không bị lật úp mặt xuống.
- Trẻ đã biết lẫy thì nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ở bên cạnh.
- Sử dụng chăn, gối hoặc gấu bông để chèn sau lưng hạn chế bé lật trở lại.
- Ngoài tư thế nằm nghiêng thì trẻ có thể ngủ ở các tư thế khác như nằm ngửa hoặc nằm sấp.
Nằm ngửa là một trong những tư thế ngủ tự nhiên của trẻ em. Khi nằm ở tư thế này thì bé sẽ có cảm giác thả lỏng, thoải máu và tạo điều kiện cho việc chăm sóc, vệ sinh thân thể và hỗ trợ tốt việc hô hấp vì đường thở được giữ thông thoáng.
Trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa với hai cánh tay mở rộng, khuỷu tay gấp và hướng lên phía đầu, hai chân gập nhẹ ở gối và đùi thì cha mẹ nên đặt một chiếc gối mỏng ở dưới vai trẻ để giữ được hầu họng thông thoáng, duy trì trực thẳng của đường thở.
Nhưng nếu trẻ ngủ nằm ngửa trong một thời gian dài khiến cho da đầu trẻ bị biến dạng, ảnh hưởng đến hình dạng đầu khi trưởng thành.
Nắm sấp là tư thế này vì tạo được cảm giác an toàn, ấm cúng và giống với tư thế mà trẻ nằm trong tử cung của mẹ trước khi chào đời nên luôn có cảm giác được bảo vệ.
Cha mẹ nên để trẻ nằm sấp khi ngủ để chân gập vào bụng một góc không quá 90 độ, hai tay đặt ở 2 bên một cách thoải mái nhất. Nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ nằm sấp thường xuyên vì có thể dẫn đến ngạt thở.
Một số lưu ý để giúp trẻ an toàn hơn khi ngủ
Cha mẹ nên để trẻ ngủ chung phòng, có thể đặt bé vào chiếc nôi gần giường người lớn để dễ dàng quan sát. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo không để chăn, gối hoặc những thứ gì ở giường để không rơi hoặc ảnh hưởng đến nơi trẻ đang ngủ.
Tránh sử dụng chăn, mền nặng.
Không cần quá nhiều chăn, mền và khăn quấn như cha mẹ nghỉ. Tốt nhất khi ngủ nên để trẻ mặc quần áo thoáng mát khi ngủ hoặc ủ với tấm chăn mỏng để thay thế lớp áo dày.
Luôn gữ vệ sinh nôi ngủ của trẻ, chỉ nên để trẻ ngủ với một cái nôi có đệm mà không cần thêm bất cứ đồ chơi gì hay chăn, gối…
Không để trẻ ngủ chung giường với những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc đang rơi vào tình trạng say rượu, đang mắc bệnh hoặc yếu.
Những thông tin có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng? được chia sẻ ở trên chỉ có tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế bác sĩ y tế chuyên khoa.