Những điều cần biết khi da trẻ sơ sinh bị đóng vảy

Những điều cần biết khi da trẻ sơ sinh bị đóng vảy

6 Tháng Mười, 2023 Off By Mai

Khi nhận thấy da trẻ sơ sinh bị đóng vảy nhiều mẹ sẽ cảm thấy lo lắng và thắc mắc điều này có nguy hiểm đến trẻ không? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đóng vảy? Cách điều trị ra sao? Để hiểu rõ hơn về các thông tin này mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh bị đóng vảy là bệnh gì?

Theo dân gian tình trạng trẻ sơ sinh bị đóng vảy hay còn gọi là cứt trâu do biểu hiện của viêm da tiết bã. Hầu hết bệnh sẽ xuất hiện ở những trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi, mặc dù vậy bệnh  sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu được điều trị sớm, phù hợp.

Biểu hiện để nhận biết tình trạng da trẻ sơ sinh bị đóng vảy như xuất hiện vùng da đóng vảy tại lông mày, trán, da đầu.

Dễ dàng nhận thấy các mảng da bong tróc màu trắng và sau đó chuyển sang màu vàng.

Ban đầu khi mới bị bệnh vảy da trắng mềm sau đó cứng dần, có màu đậm dần, vàng đậm.

Nguyên nhân gây da trẻ sơ sinh bị đóng vảy

Khi xác định được nguyên nhân gây ra bệnh từ đó sẽ tìm được phương pháp điều trị đúng cách.

Viêm da tiết bã nhờn được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da trẻ sơ sinh bị đóng vảy. Bên cạnh đó có một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong thời gian mang thai khi hormone của mẹ được truyền sang thai nhi làm cho những tuyến da dầu phát triển quá mức và sản xuất nhiều bã nhờn.

Mẹ vệ sinh bề mặt da cho trẻ không đúng cách cũng trở thành nguyên nhân khiến cho da bị bít tắc lỗ chân lông từ đó xuất hiện những vảy trắng, mảng bám trên da.

Trẻ em có thể trạng thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ da bị đóng vảy.

Do tác dụng phụ của thuốc, các yếu tố về thời tiết thay đổi hoặc da bị tổn thương.

Ngoài ra sẽ còn có những nguyên nhân và yếu tố khác dẫn đến tình trạng da trẻ sơ sinh bị đóng vảy, nếu mẹ thắc mắc hãy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

da-tre-so-sinh-bi-dong-vay1

Bôi thuốc đúng cách để da trẻ nhanh khỏi bệnh

Điều trị da trẻ sơ sinh bị đóng vảy

Da trẻ sơ sinh bị đóng vảy sẽ dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác về da nên mẹ cần quan sát kỹ biểu hiện của con sau đó đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách, đồng thời phòng ngừa tình trạng bệnh tái phát.

Một số các biện pháp để hỗ trợ điều trị bệnh trẻ sơ sinh da bị đóng vảy như:

  • Vệ sinh sạch sẽ da trẻ nhằm loại bỏ những bụi bẩn trên bề mặt da và hạn chế đến mức tối đa sự viêm nhiễm hoặc các yếu tố dẫn đến viêm nhiễm.
  • Tuyệt đối không sử dụng rắc phấn rôm lên những vùng da đang trong tình trạng bị đóng vảy vì như vậy sẽ gây ra bít lỗ chân lông làm ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến bề mặt da của trẻ.
  • Chỉ nên sử dụng các loại kem chuyên dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý sử dụng và thoa thuốc nhiều lần hoặc thoa quá dày.
  • Không được tự ý bóc vảy trắng hay cạy mạnh trên bề mặt da khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Phát hiện trẻ có những biểu hiện sưng tấy, nóng đỏ, viêm nhiễm sẽ cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa về da liễu để điều trị đúng cách, hạn chế tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
da-tre-so-sinh-bi-dong-vay2

Vệ sinh sạch sẽ cho da trẻ sơ sinh

Xem thêm:

Ngoài ra mẹ cần chú ý chăm sóc và phòng ngừa tình trạng trẻ đóng vảy bằng cách như:

  • Lưu ý trong việc lựa chọn các sản phẩm thuốc cho trẻ có nguyên liệu từ tự nhiên, không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh, hạn chế sử dụng xà phòng trong thời gian điều trị bệnh.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường trẻ chơi, ngủ, giặt giũ thường xuyên các vật dụng trẻ tiếp xúc nhiều để tránh trường hợp bị tái phát sau khi đã điều trị khỏi bệnh.
  • Không quá lạm dụng những loại thuốc, các sản phẩm chăm sóc da trong thời gian điều trị bệnh do lúc này da đang dễ bị kích ứng và nhạy cảm.
  • Không nên để trẻ sinh hoạt trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh của trẻ sơ sinh luôn khô ráo, sạch sẽ.

Hy vọng với thông tin được chia sẻ ở trên về nguyên nhân, cách điều trị da trẻ sơ sinh bị đóng vảy như vậy mẹ sẽ biết cách xử lý phù hợp và không quá lo lắng khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường ở bề mặt da. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Rate this post