Nguyên nhân da trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ và các điều trị hiệu quả

Nguyên nhân da trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ và các điều trị hiệu quả

20 Tháng Ba, 2023 Off By Hạnh

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt thường làm các mẹ lo lắng. Đây là dấu hiệu có thể trẻ bị chàm, chàm sữa, lác sữa hay tên y khoa gọi là viêm da cơ địa. Bệnh tuy có gây nhiều khó chịu cho trẻ nhưng nếu mẹ chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ nhanh trở lại làn da hồng hào đáng yêu nhé! 

Biểu hiện của da trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ

Bệnh viêm da cơ địa có triệu chứng điển hình là trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt, trong đó, tùy từng giai đoạn mà bệnh phát triển thành các triệu chứng khác nhau:

Giai đoạn cấp tính: trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt với các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Giai đoạn này thường rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, làm cho trẻ khó chịu, không ngủ được. Mẹ nên cẩn thận bởi theo phản xạ khi ngứa trẻ sẽ gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.

Biểu hiện của da trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ

Biểu hiện của da trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ

Xem thêm: Trẻ sơ sinh khóc

Giai đoạn bán cấp: các triệu chứng nhẹ hơn giai đoạn cấp tính như da không phù nề, tiết dịch.

Giai đoạn mạn tính: nếu trẻ không được điều trị kịp thời, đúng phác đồ, bệnh có thể chuyển thành mạn tính, kéo dài cho đến lúc trẻ lớn, hay tái đi tái lại nhiều lần. Triệu chứng giai đoạn này thường là các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Gãi nhiều có thể để lại các hậu quả trên da như dày da, tróc da, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng và đóng vảy tiết.

Nguyên nhân da của trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ

Yếu Tố Di Truyền

Theo thống kê của Bộ Y Tế, tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa là 60% nếu bố hoặc mẹ đã từng mắc bệnh. Nếu cả bố và mẹ cùng bệnh, tỷ lệ di truyền cho con là 80%.

Trường hợp cả mẹ và bố đều chưa từng bị viêm da cơ địa, rất có thể biểu hiện nổi mẩn đỏ chỉ đơn thuần là viêm da dị ứng với một dị nguyên, tác nhân lạ nào đó.

Yếu tố môi trường

Yếu tố môi trường đóng vai trò động lực gây ra bệnh như ô nhiễm môi trường, các dị nguyên trong nhà như:

  • Bụi bẩn.
  • Quần áo.
  • Protein lạ: Trứng, Sữa, thịt bò, thịt gia cầm.
  • Hải sản tôm, cua, cá, ốc.
  • Bọ nhà.
  • Nấm mốc.
  • Phấn hoa.
  • Lông thú cưng, vật nuôi.

Da trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ có chữa được không?

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa thường xuất hiện lúc còn nhỏ và có thể kéo dài đến lúc trưởng thành. Thống kê của ngành da liễu về bệnh viêm da cơ địa chỉ ra có đến 70% trẻ em bị bệnh này sẽ khỏi hẳn sau khi lớn. Trong khi có khoảng 30% trẻ sẽ phải chấp nhận “chung sống cả đời với bệnh” nếu không được điều trị tốt ngay từ đầu. Như vậy, viêm da cơ địa ở trẻ em vẫn có cơ hội được chữa khỏi.

Cách chữa da trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ

Cách chữa da trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ

Xem thêm: Trẻ sơ sinh không ị

Không những thế, những trẻ bị viêm da cơ địa mãn tính còn có nguy cơ nhiễm thêm các tình trạng, bệnh lý dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản,… với tỉ lệ 30-50%.

Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da, làm cho trẻ thiếu tự tin trước bạn bè và ngại xuất hiện nơi đám đông. Những thay đổi về môi trường hay cuộc sống thường làm trẻ dễ bị mẫn cảm, tái phát bệnh và điều trị bệnh mất nhiều thời gian, công sức và cả tâm lý lo lắng, chán nản, mệt mỏi.

Da trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ nên thực hiện càng sớm càng tốt. Đặc biệt là với đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Ngay khi thấy trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt và tiểu sử gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh (ngay cả khi đã hết hẳn), mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị sớm.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da cũng như cách xử trí hiệu quả.

Rate this post