Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non trong hệ thống giáo dục hiện nay

Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non trong hệ thống giáo dục hiện nay

22 Tháng Một, 2019 Off By zsstritezuct

Bài viết: Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non trong hệ thống giáo dục hiện nay. Đây đang là việc làm rất thiết thực để giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ. Hệ thống giáo dục mầm non tốt giúp trẻ có nền tảng cho việc học những cấp học tiếp theo và mãi sau này của cuộc đời bé.

1. Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non trong hệ thống giáo dục là gì?

Việc đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non trong hệ thống giáo dục hiện nay là quá trình thu thập dữ liệu thông tin của trẻ trong môi trường giáo dục mầm non sau đó hệ thống lại và phân tích và so sánh với tiêu chuẩn của chương trình giáo dục mầm non chuẩn đã đưa ra.

Có thể đánh giá trẻ qua các hoạt động thường ngày, các biểu hiện về tâm sinh lý của trẻ, khả năng tiếp nhận tiếp thu, khả năng giao tiếp,… qua từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Qua so sánh chúng ta sẽ có nhận định về sự phát triển của trẻ trong môi trường giáo dục, để có sự điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, dạy dỗ trẻ sao cho phù hợp nhất giúp trẻ tiến bộ.

Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non trong hệ thống giáo dục

Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non trong hệ thống giáo dục

>>> Bài viết liên quan: 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non cần thiết là gì?

2. Mục dích đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non trong hệ thống giáo dục

Chương trình giáo dục mầm non luôn tập trung hướng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ, giúp trẻ khơi dậy những khả năng tiềm ẩn để trẻ đạt được sự phát triển tối đa giúp hoàn thiện bản thân ngay từ nhỏ.

Những mục đích hướng tới của việc đánh gia sự phát triển của trẻ mầm non trong hệ thống giáo dục có nội dung như sau:

– Thường xuyên có sự đánh giá trẻ ở độ tuổi mầm non để luôn nắm bắt được thông tin về sự phát triển của trẻ, theo dõi quá trình tiến bộ và điều chỉnh phương thức giáo dục phù hợp với trẻ.

– Tìm ra những nguyên nhân khiến sự phát triển của trẻ bị trề trệ. Từ những nguyên nhân rút ra những kinh nghiệm và khắc phục những khó khăn gặp phải trong việc giáo dục, dạy dỗ trẻ.

– Giáo viên có các kế hoạch bổ sung để về hệ thống giáo dục mầm non. Sau đó, hiệu chỉnh các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra để tăng hiệu quả trong việc giáo dục trẻ mầm non.

– Xác định lại nhu câu giáo dục cho từng cá nhân trẻ bằng cách đánh giá lại cơ sở hệ thống giáo dục mầm non hiện tại, đưa ra cách giảng dạy tối ưu nhất cho trẻ.

Mục đích đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non trong hệ thống giáo dục

Mục đích đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non trong hệ thống giáo dục

– Làm cơ sở để giáo viên phối hợp với cha mẹ của trẻ đưa ra những phương thức giáo dục hiệu quả nhất phù hợp với điều kiện phát triển của trẻ một cách tự nhiên.

Có thể rút ra việc đánh giá sự phát triển của trẻ trong trường mầm non  bao gồm những nội dung nhằm giúp tăng sự phát triển cho trẻ về: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm,  kỹ năng xã hội và thẩm mỹ,… mục đích là hướng đến sự phát triển tốt nhất cho trẻ về mọi mặt.

Về hình thức: Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ trong nhà trường chủ yếu do giáo viên tiến hành trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Các cán bộ quản lí giáo dục tiến hành đánh giá với các mục đích khác nhau nhưng cùng hướng đến là làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Phát triển giáo dục mầm non là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, chính vì thế việc đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non trong hệ thống giáo dục nhằm mục đích đem đến môi trường học tập tốt nhất cho trẻ là việc làm tuân thủ đúng với chính sách mà Đảng và Nhà nước đưa ra. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

2.9/5 - (7 bình chọn)