Hướng dẫn cách xử lý hiệu quả bé sơ sinh bị ọc sữa
11 Tháng Mười, 2023Biết rằng tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa xảy ra khá phổ biến tuy nhiên các bậc phụ huynh không được chủ quan. Việc xử lý không đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các mẹ cách giảm ọc sữa ở trẻ sơ sinh.
Bé sơ sinh bị ọc sữa do nguyên nhân nào?
Bé sơ sinh bị ọc sữa là khi các chất từ dạ dày ra miệng, có những trường hợp trẻ bị ọc sữa ra từ mũi. Những chất bao gồm sữa và nước bọt có kèm trắng cùng với các cặn vón cục.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh như:
Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Trẻ sơ sinh sẽ có dạ dày nằm ngang, cơ vòng thực quản dưới không siết chặt và tâm vị không đóng kín như vậy hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện sẽ khiến cho sữa từ dạ dày trào lên thực quản và gây ra hiện tượng ọc sữa.
Bú sữa sai tư thế, không đúng cách
Trường hợp bế trẻ bú sai tư thế, ép con bú trong thời gian dài, giữa các cữ bú ngắn sẽ khiến cho dạ dày vẫn chứa nhiều khí nên trẻ dễ bị ọc sữa, ợ hơi.
Trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý
Trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa hay hô hấp hoặc bệnh hẹp phì đại môn vị… cũng sẽ gây ra tình trạng bé bị ọc sữa. Khi mắc các bệnh lý này trẻ bị ọc sữa sẽ đi kèm những dấu hiệu như chảy mũi, ho, sốt, khóc quấy, da xanh xao, đi tiểu kèm theo máu… nên các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi.
Ngoài ra sẽ còn nhiều những nguyên nhân và yếu tố khác dẫn đến tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh. Nếu phụ huynh thắc mắc có thể hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nguy hiểm không?
Trong vài tuần đầu sau sinh trẻ sơ sinh dễ mắc tình trạng ọc sữa, tuy nhiên có thể biến mất sau khoảng 1 ngày. Lúc này mẹ nên theo dõi tình trạng trẻ sơ sinh thường xuyên nếu nhận thấy tình trạng ọc sữa kéo dài nên báo bác sĩ để được xử lý nhanh chóng, kịp thời.
Nếu nhận thấy trẻ sơ sinh ọc sữa có kèm theo chút máu tươi đây có thể là do mao mạch ở thực quản bị xước trong khi nôn. Nhưng nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa kèm theo máu tươi trong thời gian dài và diễn ra thường xuyên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám.
Hướng dẫn cách giảm trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Mẹ nên chú ý để giảm thiểu tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh, cụ thể như:
Không để trẻ bú quá lâu
Trẻ sơ sinh bú với lượng vừa đủ, có thể tăng số lần bú lên nhưng không nên để bú quá nhiều. Như vậy sẽ giảm tình trạng ọc sữa có thể xảy ra.
Bế trẻ bú đúng tư thế
Dù là trẻ bú sữa mẹ hay bú bình cũng cần điều chỉnh đúng tư thế để không nuốt quá nhiều khí vào dạ dày.
Tốt nhất nên đặt đầu và lưng của con cao khoảng 30 độ là tư thế phù hợp để ngậm núm vú. Đối với trẻ bú bình mẹ nên đặt nghiêng bình sữa để con không nuốt quá nhiều khí.
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg theo đúng tiêu chuẩn?
- Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ?
Trẻ bú sữa xong nên vỗ ợ hơi
Trẻ sơ sinh sau khi bú xong nên bế con thẳng đứng, đặt đầu bé tựa vào vai mẹ và dùng xoa lưng theo hình tròn hoặc vỗ nhẹ lưng đến khi hết các khí trong bụng của con.
Đặt bé ngủ đúng tư thế
Đến giờ đi ngủ nên đặt bé đúng tư thế vai – mông – đầu thẳng nhau và kê thêm gối nhằm giảm tình trạng ọc sữa. Chú ý không đặt trẻ nằm sấp, điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ phù hợp không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
Cùng với đó mẹ nên:
- Lựa chọn quần áo với chất liệu thoáng mát, mềm mại để trẻ không thấy khó chịu bụng, chú ý không quấn tã chặt.
- Nên bổ sung thêm canxi, Vitamin D cho trẻ do thiếu hụt nhóm Vitamin này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ, vặn mình, ọc sữa… Tuy nhiên cần bổ sung theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
- Tuyệt đối không đùa nghịch với trẻ sau khi bú no.
Trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhưng thể chất, cân nặng vẫn phát triển tốt thì không cần quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ thuyên giảm trong khoảng vài tháng.
Mặc dù vậy nếu trẻ bị ọc sữa kèm theo các triệu chứng như ho, bụng phình to, nôn ra dịch bất thường… cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, kịp thời.
Những thông tin ở trên chia sẻ về tình trạng em bé sơ sinh bị ọc sữa cùng với cách xử lý hiệu quả, hy vọng từ đó mẹ sẽ nắm bắt nhanh chóng dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ, chăm sóc con yêu đúng cách.