Hạn chế lớp bồi dưỡng đạo đức cho giáo viên
8 Tháng Tư, 2018Chuẩn mực đạo đức của giáo viên được đưa lên làm tiêu chuẩn hàng đầu của ngành giáo dục. Tuy nhiên trong thời nay các lớp đào tạo, bồi dưỡng đạo đức cho giáo viên ngày càng bị hạn chế.
Trong thời gian vừa qua nổi lên nhiều hiện tượng tiêu cực về đạo đức của giáo viên, mối quan hệ thầy trò làm ảnh hưởng đến nền giáo dục. Một vài ví dụ điển hình vừa qua về việc suy thoái đạo đức giáo viên trong ngành giáo dục như: trường hợp giáo viên quỳ gối trước mặt phụ huynh, giáo viên ép học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng,… Điều này là một tiếng chuông cảnh báo cho Bộ giáo dục và đào tạo về việc mở các lớp đào tạo bồi dưỡng đạo đức của giáo viên. Theo lời nói của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ “Ngành giáo dục đang bỏ trống việc đào tạo chuẩn mực đạo đức cho giáo viên”.
Có tình trạng xuống cấp đạo đức giáo viên hiện nay do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do sự thay đổi của nền kinh tế xã hội trong đó có ngành giáo dục. Làm giáo viên ngành giáo dục trước hết là phải có tâm với nghề, yêu thương học sinh nhưng nhiều giáo viên chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng, tâm lý để tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ xã hội. Năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn của giáo viên không thường xuyên được đào tạo nên nhiều giáo viên chưa thích ứng, chưa có phương pháp đào tạo hợp lý để bắt kịp với tâm lý của học sinh. Trong khi học sinh ngoài những học sinh ngoan thì vẫn còn những học cá biệt, chịu nghe lời, đây là do đang ở lứa tuổi ăn học, chưa hiểu biết nhiều thì giáo viên cần nắm bắt được tâm lý mà đưa ra kế hoạch giảng dạy phù hợp.
Một phần khác là do mức lương sống trong môi trường sư phạm khá thấp nên nhiều giáo viên chểnh mảng việc đào tạo giảng dạy trên lớp, chưa hoàn toàn lo cho công việc trên trường làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và đạo đức lối sống. Chủ yếu việc đào tạo mang tính áp đặt từ giáo viên lên học sinh, chưa đứng trên quan điểm nhìn nhận của học sinh về đạo đức, lối sống để đào tạo. Chỉ thị của Bộ giáo dục yêu cầu phải ban hành các quy định, luật lệ về đạo đức giáo viên một cách cụ thể, chi tiết, không theo tình trạng đánh giá chung để nâng cao đạo đức của giáo viên.
Ở trường học ngoài việc dạy chữ thì còn song song với việc dạy người. Nhiều trường học hiện nay đã đưa ra các phương án xây dựng các đề xuất về việc ứng xử trong trường học giữa học sinh – giáo viên – phụ huynh. Tuy nhiên nhiều đề án vẫn mang tính chất chung chung, chưa tác động mạnh mẽ đến những người có liên quan nên chưa đem lại hiệu quả cao. Bộ giáo dục và đào tạo đang chỉ đạo các trường thực hiện giảm nhẹ hơn việc dạy chữ, tăng hướng dạy người để đảm bảo cân bằng. Cần thay đổi tư duy nhanh chóng cho những người có liên quan trong trường học để thực hiện theo đúng tiêu chuẩn đạo đức.
Cập nhật thông tin về Tuyển sinh THPT quốc gia 2018 trường Đại học thương mại nhanh nhất vui lòng truy cập tại đây.