Khi bước vào giai đoạn mọc răng, bé sẽ có các dấu hiệu điển hình để bạn dễ dàng nhận như:

Hướng dẫn cách hạ sốt cho bé mọc răng chuẩn nha khoa
8 Tháng Tư, 2021Sốt là một dấu hiệu của bệnh nhưng thường không quá nguy hiểm. Nguyên nhân gây sốt ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất là do nhiễm virus hoặc có thể là sốt mọc răng. Tuy nhiên sốt ở trẻ có thể là dấu hiệu bệnh hay một nhiễm trùng nghiêm trọng. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách hạ sốt cho bé mọc răng giúp bé khỏe mẹ yên tâm.
Hướng dẫn cách hạ sốt cho bé mọc răng
Trẻ bắt đầu mọc cái răng đầu tiên khi nào?
Thông thường trong giai đoạn từ 6 – 7 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc cái răng đầu tiên. Một số trẻ có thể mọc răng sớm hơn một chút khi mới khoảng 3 tháng tuổi. Răng mọc đầu tiên thường là hai răng cửa dưới, tiếp theo là hai răng cửa trên rồi đến hai răng cửa bên hàm trên, sau đó mới đến hai răng cửa bên hàm dưới.

Trẻ sốt khi mọc răng sữa
>> Tìm hiểu thêm: Cách hạ sốt cho trẻ 1 tuổi
Trong một số trường hợp hiếm (với tỷ lệ khoảng 1/3.000 trẻ), trẻ mới chào đời đã có sẵn 1 – 2 chiếc răng (còn gọi là răng sơ sinh) hoặc mọc răng chỉ vài tuần sau sinh. Trong trường hợp này, nếu răng cản trở quá trình bé bú hoặc lung lay khiến bé có nguy cơ nghẹt thở, bạn nên đưa bé đi khám để được xử lý đúng cách. Nếu bác sĩ cho biết những chiếc răng sơ sinh này không ảnh hưởng đến bé, bạn không cần quá lo lắng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt mọc răng là gì?
- Chảy nước dãi nhiều
- Cáu kỉnh
- Hay quấy khóc
- Hay cắn
- Thích nhai
- Nướu sưng to và đỏ
- Bỏ bú
- Trằn trọc khó ngủ
- Xoa má, kéo tai
- Bỏ tay vào miệng và cắn
- Nếu đã ăn dặm, bé có thể chán ăn hay bỏ ăn
- Một số trẻ bị tiêu chảy (tướt mọc răng) và sốt mọc răng.
Hướng dẫn cách hạ sốt cho bé mọc răng
Nếu bé đang mọc răng và bị đau nướu, bạn có thể cho bé ngậm một vòng bằng silicon để bé nhai hoặc bạn rửa tay sạch và dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng massage nướu của bé.
>> Xem thêm: Trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?
Để quá trình mọc răng của bé diễn ra dễ dàng hơn, hãy áp dụng một vài mẹo sau:
- Một số bé bước vào giai đoạn mọc răng hay bị chảy nước dãi. Do đó, bạn hãy lau miệng cho bé thường xuyên hơn để giữ vệ sinh và nhằm ngăn ngừa tình trạng phát ban quanh miệng, má, cằm và cổ. Nếu bé chảy nhiều nước dãi, bạn có thể cho con đeo yếm và thoa kem chống hăm.
- Rửa tay thật sạch mỗi khi chà nướu cho bé.
Trong quá trình mọc răng, nướu của bé sẽ sưng lên và đau. Để giảm đau cho bé, bạn có thể bỏ vòng nhai vào ngăn mát tủ lạnh rồi cho bé dùng. Không bỏ vòng trong ngăn đá vì có thể khiến dụng cụ nứt vỡ hoặc thôi nhiễm hóa chất. Nếu không có vòng nhai bạn có thể thay thế bằng một chiếc khăn sạch, ướt đã được ướp cho mát.
Bí quyết chăm sóc răng cho trẻ
Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ trước khi bé mọc cái răng đầu tiên là rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng lâu dài của trẻ. Hàng ngày, bạn hãy lau sạch nướu răng của bé bằng khăn, gạc sạch, gạc rơ lưỡi hoặc chải nhẹ nhàng bằng bàn chải dành cho trẻ nhỏ và nước. Khi bé đã mọc răng, hãy chải răng cho bé 2 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Dù những chiếc răng sữa sẽ rụng khi trẻ khoảng 5 – 6 tuổi nhưng nếu không chăm sóc răng miệng cho con kỹ thì tình trạng sâu răng sẽ khiến những chiếc răng sữa “rụng trước thời hạn”. Điều này vô tình để lại khoảng trống quá sớm trước khi răng vĩnh viễn mọc lên. Do đó, các răng còn lại có xu hướng xích lại với nhau nhằm lấp đầy những khoảng trống khiến răng vĩnh viễn mọc lên khó khăn, thậm chí là mọc lệch, mọc không đúng vị trí.
Trên đây, là các cách hạ sốt cho trẻ mọc răng khá hiệu quả mẹ có thể yên tâm áp dụng, chăm sóc và đồng hành bé yêu vượt qua những thử thách ở năm tháng đầu tiên này nhé!