Kỳ thi THPT 2018: Những thay đổi nhìn từ đề thi

Kỳ thi THPT 2018: Những thay đổi nhìn từ đề thi

28 Tháng Sáu, 2018 Off By zsstritezuct

Những thí sinh vừa trải qua kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2018. Nhiều thí sinh hoàn thành bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên có nhận xét là đề năm nay khó và dài hơn. Tuy nhiên, từ góc nhìn của những giáo viên phổ thông thì có nhiều ý kiến khác nhau.

Đề sinh: Người hài lòng, người thấy thiếu “tầm”

Theo ý kiến chia sẻ của Thầy Đinh Văn Tiên (giáo viên môn sinh Trường THPT Gia Định, TP.HCM): Về tổng quan, đề dài và có tính phân loại cao hơn năm trước. Kiến thức sinh học lớp 11  đầu tiên được đưa vào đề thi với 8 câu hỏi, tương ứng 2 điểm. Đề thi năm nay, những câu hỏi vận dụng cao tăng lên đáng kể, đặc biệt là những câu hỏi dạng đếm số câu đúng, sai tăng so với năm trước.

Về cơ bản thì cấu trúc đề, tương quan lý thuyết/bài tập vẫn như đề các năm gần đây. Bài tập không mới nhưng dài, đòi hỏi thí sinh phải rèn luyện nhiều và cách tiếp cận nhanh mới đủ thời gian hoàn thành.

Một ý kiến chia sẻ khác của thầy Nguyễn Quang Minh (tổ trưởng tổ sinh Trường THPT Nguyễn Công Trứ, TP.HCM):

Đề thi trắc nghiệm ở cấp độ toàn quốc, với mục tiêu 2 trong 1 mà câu hỏi nào cũng ở dạng “có bao nhiêu phát biểu đúng?” thì tôi rất buồn. Theo thầy, đề thi phải có nhiều câu hỏi ở nhiều dạng khác nhau như chọn một đáp án chính xác nhất, chọn những đáp án đúng…

Đề thi môn sinh này sẽ được nhiều trường sử dụng để xét tuyển vào bậc ĐH, trong đó có những trường rất quan trọng thế nhưng lại không có những câu hỏi thuộc dạng suy luận, vận dụng cao. Đề thi không khó nhưng quá dài, thí sinh làm không được không phải vì không biết làm, mà không đủ thời gian để làm.

Môn lý: Yêu cầu xét tốt nghiệp thì dễ đạt

Theo ý kiến của thầy Trần Văn Huy (giáo viên môn lý Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội): Đề vật lý năm nay gần sát với đề thi minh họa đã được Bộ GD-ĐT công bố. Những câu hỏi khó mang tính phân hóa cao đều rơi vào phần kiến thức lớp 12. Phần kiến thức lớp 11 chiếm 15-20%, nhưng đều thuộc nhóm câu hỏi rất cơ bản.

Đánh giá về đề thi, thầy cho rằng. những thí sinh cần 5-6 điểm để xét tốt nghiệp THPT không quá khó. Tuy nhiên, để sử dụng kết quả thi cho tuyển sinh tại những trường ĐH tốp cao thì cũng không dễ đạt được. Đề lý không có những đổi mới mang tính đột biến nhưng có những điều chỉnh mang tính tích cực hơn, nhìn vào tác động của nó đến dạy và học.

Môn hóa: Đề thi mang tính phân hóa rõ ràng

Nói về đề thi môn Hóa, cô Lan Anh (giáo viên môn hóa Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội): Đề hóa năm nay rất dễ ở khoảng 20 câu đầu. Vì thế, những thí sinh chỉ cần đạt điểm để xét tốt nghiệp THPT sẽ dễ dàng có được 5 điểm. 10 câu tiếp theo thì mức độ khó tăng dần lên, tuy nhiên với những học sinh khá vẫn có thể hoàn thành tốt vì câu hỏi khá cơ bản. Những câu còn lại thực sự là “cuộc chiến” của những thí sinh sẽ dự tuyển vào các trường ĐH tốp đầu.

So với đề thi những năm trước thì những câu hỏi “hàn lâm”, câu hỏi phải tính toán bớt dần, đã xuất hiện các câu thiên về thực nghiệm. Tuy nhiên, cá nhân cô cho biết là cần mạnh dạn hơn trong việc giảm các câu tính toán thuần túy, tăng câu hỏi mang bản chất hóa học.

Thầy Phan Trọng Quý (giáo viên môn hóa Trường trung học Thực hành – ĐH Sư phạm TP.HCM):Đề thi môn hóa năm nay hay hơn và phân loại thí sinh tốt hơn mặc dù độ khó của các câu hỏi cũng cao hơn. Nội dung các câu hỏi trong đề khá đa dạng, nhưng ít có câu hỏi thuộc dạng học thuộc lòng mà thay vào  đó là những câu hỏi yêu cầu thí sinh phải suy luận.

Những chia sẻ trên do bạn Phan Hà ( sinh viên Cao đẳng Y dược Hà Nội) tổng hợp. Bài viết hi vọng đã đem đến những tin tức giáo dục hữu ích cho bạn đọc.

 

Rate this post