Nguyên nhân và cách xử lý trẻ 3 tuổi đi ngoài ra máu
27 Tháng Mười, 2018Trẻ đi ngoài nhiều lần một ngày thì bình thường nhưng nếu trẻ 3 tuổi đi ngoài ra máu thì cha mẹ cần bình tĩnh để xử lý vì đó có thể là biểu hiện của nhiều bệnh đường tiêu hóa.
Vì sao trẻ đi ngoài ra máu?
Khi phát hiện trẻ đi ngoài ra máu không ít mẹ sẽ hốt hoảng lo lắng nghĩ con đang bị táo bón. Tuy nhiên, cần chú ý kỹ các biểu hiện, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ mẹ mới có thể hiểu bệnh của con và đưa ra hướng xử lý thích hợp.
Trẻ bị đi ngoài ra máu là biểu hiện bất thường?
Trẻ đi ngoài ra máu sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nếu đi ngoài máu ra ít, đỏ tươi thường là do táo bón, nhưng nếu màu sắc thay đổi và lượng máu ra bị nhiều, rất có thể con bạn đang bị những bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Giai đoạn phát triển của bé từ 2 – 6 tuổi có rất nhiều vấn đề xảy ra không chỉ là hệ tiêu hóa mà còn sức khỏe. Cha mẹ cần quan sát và theo dõi biểu hiện của con là rất quan trọng và cần thiết.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra máu
Nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ đi ngoài ra máu chính là do gan của bé con khá non nớt nên không thể tạo đầy đủ các chất đông huyết với trường hợp bé sinh thiếu tháng. Cụ thể:
Ở bé dưới 2 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu thường do thiếu vitamin K khiến lượng máu khó đông nên bé dễ bị xuất huyết. Bên cạnh đó là bé dễ bị viêm ruột non hoại tử, xoắn ruột.
Ở trẻ đang bú mẹ: Trẻ đang bú mẹ bị đi ngoài ra máu có thể do một số nguyên nhân như:
- Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn lị, E. Coli…
- Lồng ruột cấp tính:
- Trẻ bị viêm đại tràng gây chảy máu nguyên nhân do sữa không phù hợp
- Trẻ em bị viêm loét túi thừa
- Trẻ bị táo bón do thức ăn thiếu chất xơ.
Ở trẻ từ 2 – 5 tuổi : Trẻ độ tuổi này bị đi ngoài có máu nguyên nhân chủ yếu là táo bón, nứt kẽ hậu môn.
Ở trẻ độ tuổi đi học. Trẻ ở độ tuổi đi học mà bị bị đi ngoài ra máu chủ yếu do viêm nhiễm ở ruột. Do trẻ tiếp xúc với môi trường lạ, dễ bị nhiễm khuẩn như viêm ruột do amip, lị, viêm đại tràng chảy máu ….
Bên cạnh đó có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc trẻ đi ngoài ra máu như: bị táo bón nên phân khô cứng làm rách hậu môn, lộn ruột, bệnh sốt thương hàn, bệnh sốt xuất huyết.
Trẻ đi ngoài ra máu có thể do thiếu vitamin K
Khi trẻ mới sinh hoặc trẻ dưới 6 tháng bị đi ngoài ra máu có thể trẻ bị thiếu vitamin K làm máu khó đông, dẫn đến dễ bị chảy máu trong ruột.
Bắt đầu từ 6 tháng, trẻ bắt đầu ăn dặm và làm quen với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nếu cha mẹ chọn lựa không đúng thực phẩm, bổ sung không đủ chất xơ và uống đủ nước thì con sẽ dễ bị táo bón, dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu.
Những dấu hiệu đi ngoài ra máu nào là nguy hiểm?
Với trẻ nhỏ bị đi ngoài ra máu thì cần chú ý vì sẽ có nguy hiểm. Bé có thể bị sốc do mất máu, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.
Mức độ ra máu nhẹ : Trẻ bị đi ngoài ra máu ít, máu chỉ dính ở phân, trẻ vẫn hoạt động bình thường.
Mức độ nặng : Bé đi ngoài ra máu nhiều, liên tục, phân chỉ toàn máu và không có cách cầm được máu, da bé nhợt hạt đi nhiều và nhanh chóng, bé vật vã…
Cách xử lý trẻ đi ngoài ra máu
Bổ sung chất xơ
Đối với trẻ ăn dặm mẹ nên bổ sung chất xơ, rau củ, quả trong thức ăn của trẻ để cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên cho con ăn thêm sữa chua, men tiêu hóa để kích thích hệ tiêu hóa cho trẻ. Các mẹ nên chịu khó ăn trái cây, rau quả bổ sung chất xơ cho bé
Cho bé uống đủ nước và sữa
Cha mẹ cần cho con uống đủ nước và sữa trong ngày để hoạt động và tiêu hóa tốt hơn. Tùy thuộc theo độ tuổi để trẻ nên uống lượng nước cần thiết như trẻ từ 6-12 tháng tuổi nên uống 15-30ml/ngày. Trẻ dưới 1 tuổi thì uống nước theo tỉ lệ trọng lượng.
Tập thói quen đi ngoài đúng giờ
Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi ngoài hàng ngày vào khoảng thời gian cụ thể. Đi ngoài đúng giờ cũng là cách giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón có thể xảy ra.
Vệ sinh thân thể bé sạch sẽ trước và sau khi ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ, mẹ nên rửa tay sạch trước khi cho bé ăn.
Những cách xử trí trên chỉ tạm thời nên các cha mẹ nếu thấy con có biểu hiện khác thường nên cho con đi khám và có hướng điều trị cụ thể, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.