Những vấn đề bất cập của nền giáo dục Việt Nam
31 Tháng Tám, 2018Có lẽ chưa bao giờ ngành giáo dục lại nhận được nhiều sự quan tâm và lo ngại của mọi người như hiện nay. Trong những năm qua, giáo dục Việt Nam nổi lên rất nhiều những vấn đề bất cập mà cho đến tận bây giờ vẫn chưa có dấu hiệu khắc phục.
Đầu tư tràn lan nhưng không hiệu quả
Mỗi năm ngân hàng sách đều bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư cho ngành giáo dục, song điều đáng nói là tiền đã tiêu nhưng hiệu quả không đạt được. Chúng ta vẫn luôn hướng đến một nền giáo dục hiện đại, bắt kịp với nền giáo dục của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Nên chúng ta đầu tư xây dựng nhiều trường học, cải cách sách vở, công cụ học tập… một cách tràn lan, nói một cách dân dã như kiểu thích là làm.
Ngành Giáo dục Việt Nam ngày càng có nhiều khó khăn
>>>>Xem thêm: Những thách thức trong giáo dục mầm non
Điều quan trọng là những chính sách cải cách giáo dục được đưa ra rất bài bản nhưng khi thực hiện chúng ta đều làm chưa tới. Chính vì thế mà không mang lại hiệu quả, đầu tư xây dựng nhiều trường tư thục để thu hút học sinh nhưng quên mất cần chú trọng chất lượng, cải cách sách giáo khoa nhưng lại có nhiều bất cập hơn, đầu tư nâng cấp trang thiết bị dạy và học cho giáo viên học sinh nhưng chất lượng học tập vẫn thấp, tình trạng gian lận thi cử vẫn xảy ra liên tục…
Mất cân bằng giữa cung và cầu
Hiện nay hầu như các bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, thậm chí là đại học vẫn xảy ra các trường hợp bị quá tải hoặc thiếu trầm trọng học sinh, sinh viên. Vậy nguyên nhân là do đâu? Rõ ràng đó là vì sự đầu tư giáo dục không đồng đều qua các năm dẫn theo hệ quả mất cân đối giữa cung và cầu. Một số khu vực tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa số lượng trường học còn quá ít nên rất nhiều trẻ em không được đến trường. Trong khi đó, các khu vực khác lại có quá nhiều trường học tư thục mọc lên dẫn đến việc kén chọn.
Vấn đề này nổi cộm ở bậc giáo dục đại học, cao đẳng, khi số lượng trường học và chất lượng giảng dạy không song hành cùng nhau khiến nhiều sinh viên ra trường không có việc làm. Sinh viên chạy theo xu hướng học cho bằng bạn bằng bè hoặc ùa theo những ngành nghề dễ kiếm việc, thu nhập cao trước mắt mà không có cái nhìn xa. Điều này dẫn đến việc mất kiểm soát và định hướng nghề nghiệp không hiệu quả, bởi rất có thể sau quãng thời gian theo học đó đến khi bạn ra trường, xu hướng nghề bạn chọn bị thừa nhân lực hoặc không còn là ngành hót của xã hội thì hệ quả thất nghiệp là điều tất yếu.
Phương pháp giảng dạy không hiệu quả
Cần có kế hoạch nâng cao chất lượng ngành giáo dục
>>>>Xem thêm: Giáo dục mầm non trong xu thế đổi mới hiện nay
Ở bậc tiểu học và phổ thông lượng kiến thức cho học sinh đang bị quá tải, trong khi đó lại đang bị thiên về kiến thức lý thuyết mà không có áp dụng thực tế. Học sinh mất quá nhiều thời gian vào việc soạn bài, học thuộc lòng và làm bài tập mà không có không có thời gian vui chơi giải trí bên ngoài. Thầy cô và phụ huynh tập trung quá nhiều vào các môn học chính như Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh mà xem nhẹ các môn phụ dẫn đến tình trạng học lệch, học tủ. Quan trọng hơn là giáo dục nước ta vẫn còn đang quá xem trọng điểm số và thành tích dẫn đến tình trạng gian lận thi cử. Chính vì quá trình đào tạo ở các trường học không theo một quy trình chặt chẽ hay khoa học khiến cho giáo dục nước ta cứ mãi trì trệ, không phát triển lên mà còn có dấu hiệu tụt hậu.
Trên đây mới chỉ là một trong số những vấn đề bất cập mà nền giáo dục Việt Nam đang gặp phải và cần có những biện pháp mạnh để cải thiện càng sớm càng tốt. Đọc thêm các tin tức về giáo dục thông qua các trang báo mạng điện tử, link sopcast hôm nay hay các chương trình truyền hình để có thêm hiểu biết trong lĩnh vực bạn quan tâm.