Dị ứng sữa bò là gì và thực đơn cho bé dị ứng sữa bò?
11 Tháng Ba, 2020Hiện nay ở Việt Nam tình trạng dị ứng sữa bò chiếm tới 15%. Thế nhưng dị ứng sữa bò là gì và thực đơn cho bé dị ứng sữa bò ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Dị ứng sữa bò là gì?
Trước tiên cần phải phân biệt “Dị ứng protein trong sữa bò” với tình trạng “bất dung nạp Lactose”. Bất dung nạp Lactose xảy ra khi cơ thể mất khả năng tiêu hóa Lactose – một loại đường có trong sữa.
Thực đơn cho bé bị dị ứng đạm sữa bò
Còn dị ứng với sữa bò là tình trạng hệ miễn dịch trong cơ thể của trẻ “tấn công” một cách bất thường những thành phần protein đã được định lượng một cách chuẩn mực trong thành phần của sữa dành cho trẻ, gây ra phản ứng dị ứng.
Phản ứng dị ứng xảy ra như thế nào?
- Phản ứng dị ứng nhanh: Bé nhà bạn sẽ có hiện tượng ói mửa, mặt sưng phù, hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân, thở khò khè, nổi ban đỏ. Và thậm trí có những trẻ chỉ tiếp xúc với khăn dính sữa hay uống chung ly có chút sữa còn lại cũng sẽ gây ra phản ứng sữa.
- Phản ứng dị ứng chậm:trẻ bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi cầu phân lỏng. Trẻ phát triển không bình thường và tăng cân rất chậm.
***** Tham khảo thêm: Bật mí mẹ thực đơn cho bé 4 tuổi giúp trẻ phát triển và tăng cân
Nguyên tắc điều trị
Dị ứng protein trong sữa bò không có phương pháp điều trị dứt điểm, chỉ có cách duy nhất là tránh tác nhân gây dị ứng và thay đổi lối sống. 1 số loại thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn trong trường hợp trẻ bị phản ứng phản vệ cấp tính.
Tránh các tác nhân gây dị ứng như thế nào?
Thực đơn cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
Với tất cả các sản phẩm từ sữa bò thì mẹ không nên cho bé sử dụng. Các sản phẩm như: kem tươi, váng sữa, sữa chua, bơ động vật, bánh hoặc kẹo chocolate.
Nếu bé bú mẹ, mẹ cũng không được sử dụng các sản phẩm để tránh đi vào sữa mẹ để bé tránh bị ảnh hưởng.
Trẻ bị dị ứng protein sữa bò ở thể nhẹ, có thể dùng sữa dê thay thế. Tuy nhiên tình trạng này vẫn có thể diễn ra vì thế phải cần theo dõi trong 2 tháng để xem xét kỹ lưỡng và chuyển sang thực phẩm khác để tránh dị ứng.
Sử dụng sản phẩm thay thể trong ít nhất 6 tháng, có thể kéo dài 2-3 năm. Trong 1 năm cần đi khám 2 lần để xem bé có bị dị ứng tiếp hay không.
Thực đơn nào cho trẻ dị ứng sữa bò?
Để đảm bảo an toàn cho các bé, mẹ cần tìm hiểu một thực đơn tuyệt đối để bé khi sử dụng đem lại hiệu quả cao và dễ sử dụng.
Thực đơn cho bé dị ứng sữa bò
Sử dụng sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa đậu xanh.. nói chung là sữa có nguồn gốc thực vật – từ các loại hạt hoặc các sản phẩm có ghi ngoài nhãn là Non-dairy.
Với trẻ từ 6 tuổi thì có thể sử dụng sữa gạo. Tuy nhiên theo khuyến cáo của chuyên gia Thuỵ Điển, sữa gạo và các sản phẩm từ gạo thường chứa nhiều chất asen không tốt cho sức khoẻ trẻ nhỏ, nên hạn chế được nhiều càng tốt.
Thay thế kem tươi whipping cream trong làm bánh bằng kem tươi có gốc đậu nành hoặc gạo. Không sử dụng bơ thực vật mà dùng bơ động vật.
Sử dụng kem đậu nành hoặc kem sorbet với thành phần 100% trái cây tự nhiên thay cho kem sữa tươi thông thường.
Thay thế sữa tươi, sữa công thức, bột ăn dặm thông thường bằng välling yến mạch milkfree và bột milkfree dành riêng cho trẻ dị ứng.
Trên đây là những thông tin về dị ứng sữa bò là gì và thực đơn cho bé dị ứng sữa bò? Mẹ hãy lưu ý để thực hiện nhé!