Góc giải đáp: Tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh mấy mũi?

Góc giải đáp: Tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh mấy mũi?

7 Tháng Mười, 2023 Off By Mai

Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra khuyến cáo tiêm phòng vắc xin viêm gan B là cách an toàn nhất để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm virus Viêm gan B và phòng ung thư gan. Vậy tiêm gan B cho trẻ sơ sinh mấy mũi? Tiêm khi nào?

Trẻ sơ sinh có nên tiêm viêm gan B không?

Việt Nam là một trong những quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương có tỉ lệ nhiễm virus viêm gan cao. Viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm gây ra bệnh viêm gan cấp tính, mãn tính, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên thế giới và gây ra tử vong mỗi năm khoảng 1,5 triệu người, chủ yếu sẽ là mắc tình trạng viêm gan virus B, C.

Bởi vậy việc tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sau sinh sẽ có vai trò quan trọng trong việc phòng chống lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con.

Khả năng phòng ngừa bệnh sẽ giảm dần tùy từng từ 50 – 70% và nếu tiêm sau 7 ngày sẽ không đạt được. Có thể thấy rằng việc tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh được thực hiện càng sớm càng đạt hiệu quả cao.

Việc tiêm vắc xin viêm gan B mũi tiếp sau đó là để phòng ngừa phơi nhiễm nên tiêm vắc xin viêm gan B mũi 1 sớm sẽ bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm virus ngay sau khi sinh.

Nhiều nước trên thế giới đã tiêm ngay vắc xin trong vòng 12 giờ đầu sau sinh để hạn chế sự nhân lên của virus và tạo ra kháng thể trong cơ thể.

tiem-viem-gan-b-cho-tre-so-sinh-may-mui

Tiêm vắc-xin B cho trẻ

Tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh mấy mũi?

Tại Việt Nam tất cả trẻ sơ sinh sẽ được tiêm mũi 1 vắc xin ngừa virus viêm gan B ngay 24 giờ sau sinh. Tùy từng trường hợp trẻ sẽ có những mũi tiêm virus viêm gan B khác nhau:

Trong trường hợp trẻ sơ sinh mẹ bị nhiễm virus viêm gan B

Phần lớn khi mẹ nhiễm virus viêm gan B hoặc bị viêm gan B mãn tính cần phải nhanh chóng tiêm phòng ngừa vắc xin viêm gan B cho trẻ ngay sau khi sinh.

Khi trẻ có mẹ bị nhiễm viêm gan B ngay sau khi chào đời cần phải tiêm 2 mũi bắt buộc bao gồm:

– Tiêm mũi đầu tiên phòng viêm gan B bằng huyết thanh

Thời điểm tốt nhất để tiêm huyết thanh ngừa là trong khoảng 2 giờ đầu sau sinh do lúc này cơ thể của trẻ phát triển chưa toàn diện nên cần tiêm để đưa kháng thể đặc hiệu vào cơ thể trẻ nhằm chống lại virus viêm gan B. Phương pháp này được gọi là tạo hệ miễn dịch thụ động.

Tuy nhiên mũi tiêm bằng huyết thanh này sẽ nhanh chóng mất tác dụng trong khoảng vài ngày do đó cần tiếp tục tiêm thêm loại miễn dịch chủ động đặc hiệu khác vào cơ thể trẻ để phòng ngừa có hiệu quả hơn.

– Mũi thứ hai dùng vắc xin để tiêm phòng viêm gan B

Với mũi tiêm này sẽ đưa kháng nguyên vào cơ thể trẻ và từ đó tự sản xuất ra kháng thể chống được virus viêm gan B. Nguồn gốc của khác nguyên này được lấy từ vi sinh vật gây bệnh hoặc do kháng nguyên của vi sinh vật khác, tất cả đều có cấu trúc tương tự như kháng nguyên của vi sinh vật gây bệnh.

Khác với mũi tiêm đầu tiên bằng huyết thanh, mũi thứ 2 kháng thể này phải mất thời gian từ 7 – 14 ngày mới tạo ra được và bảo vệ cơ thể trẻ. Việc tiêm phòng bằng vắc xin viêm gan B  này sẽ giúp trẻ phòng ngừa bệnh với tỉ lệ chiếm từ 90 – 95%.

Trẻ sơ sinh sau khi tiêm 2 mũi khi mới chào đời cần tiếp tục tiêm mũi 3 để hoàn chỉnh tiêm ngừa viêm gan B.

Cụ thể lịch tiêm vắc xin của trẻ sơ sinh sau khi chào đời khi có mẹ nhiễm virus viêm gan B như:

– 1 Mũi huyết thanh phòng viêm gan B ngay sau khi sinh 2 giờ và muộn nhất trong vòng 24 giờ.

– 4 Mũi vaccine phòng viêm gan B đạt hiệu quả cao trong phòng ngừa:

  • Mũi vắc xin đầu tiên: tiêm ngay sau khoảng 24 giờ sau sinh
  • Mũi vắc xin thứ hai: Tiêm sau mũi vắc xin đầu tiên khoảng 1 tháng.
  • Mũi vắc xin thứ ba: Tiêm sau mũi vắc xin đầu tiên khoảng 2 tháng.
  • Mũi vắc xin thứ tư: Tiêm sau mũi vắc xin đầu tiên khoảng 12 tháng.
tiem-viem-gan-b-cho-tre-so-sinh-may-mui2

Sau khi tiêm vắc xin B xong theo dõi sự bất thường của trẻ

Xem thêm:

Trong trường hợp trẻ sơ sinh không có mẹ nhiễm viêm gan B

Lịch tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ không có mẹ nhiễm viêm gan B cụ thể như:

  • Mũi vắc xin đầu tiên: Tiêm ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh
  • Mũi vắc xin thứ hai: Tiêm sau mũi vắc xin đầu tiên khoảng 1 tháng.
  • Mũi vắc xin thứ ba: Tiêm sau mũi vắc xin đầu tiên khoảng 6 tháng.

Sau 1 tuổi có thể tiêm thêm mũi bổ sung và sau đó nhắc lại khi trẻ đủ 16 – 18 tháng tuổi.

Trẻ tiêm chủng xong có thể xuất hiện một số những phản ứng nhẹ như sốt, phát ban nhẹ… Do đó tốt nhất nên cho trẻ ở lại phòng tiêm sau khoảng 30 phút để theo dõi sức khỏe. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào sau  khi tiêm nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa để  được xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Đối với cả 2 trường hợp ở trên đều có thể chỉ định tiêm vắc xin phối hợp cùng vắc xin 6  trong 1 cùng với các mũi tiêm cơ bản khác khi trẻ tròn 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng và 6 tháng.

Các trường hợp trẻ sơ sinh không nên tiêm vắc xin viêm gan B

Có những đối tượng trẻ sơ sinh không nên tiêm vắc xin viêm gan B hoặc hoãn thời gian tiêm viêm gan B như:

– Trẻ bị sinh non, sinh ra không đủ 2 ký, đang được theo dõi hồi sức sau sinh hoặc bị dị tật.

– Có phản ứng nghiêm trọng với thành phần có trong vắc xin.

– Do đang điều trị cấy ghép nội tạng, ung thư, đang sốt hoặc mắc tình trạng nhiễm trùng khiến cho hệ miễn dịch của trẻ đang bị ức chế.

– Khi sinh mẹ đang bị sốt dẫn đến trẻ bị nhiễm trùng.

Tuy nhiên thời gian hoãn tiêm không quá sau khi sinh 7 ngày, trẻ tiêm số mũi vắc xin viêm gan B là 3 mũi như bình thường.

Với những thông tin ở trên chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có thông tin giải đáp thắc mắc: Tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh mấy mũi? từ đó ghi nhớ lịch tiêm chủng đúng cho con. Có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Rate this post