Mốc thời gian trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì, bố mẹ cần chú ý điều gì?
11 Tháng Mười, 2019Khi con của bạn bước sang tháng thứ 6 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé về mọi mặt. Cùng tìm hiểu trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì bố mẹ nhé.
1. Sự tăng trưởng của bé 6 tháng tuổi
Nếu ở những tháng đầu bé có thể tăng 0,8kg – 1,2kg/tháng thì từ tháng thứ 6 trở đi mức tăng trưởng của bé sẽ chậm lại, trung bình tăng khoảng 28 gram/tháng. Chiều cao cũng phát triển chậm hơn những tháng trước. Mẹ đừng quá lo lắng nhé, tùy vào cơ địa và sự phát triển của mỗi bé hoàn toàn khác nhau nên điều đó rất bình thường.
Trẻ 6 tháng tuổi biết làm những gì?
2. Kỹ năng vận động khi trẻ 6 tháng tuổi
Trẻ 6 tháng tuổi có thể lật từ nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại. Lúc này bé đã biết lật người từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại. Đặc biệt mỗi khi thức dậy bạn sẽ thấy bé yêu đã thay đổi tư thế nằm từ lúc nào không biết mà chẳng hề nghe thấy tiếng bé khóc.
Một số trẻ có thể tự đẩy mình trên sàn nhà bằng cách sử dụng phương pháp lật. Bé có thể bò tới và bò lui – bụng dựa vào sàn nhà và dùng lực đẩy lên. Bạn sẽ thấy bé nâng tay, đầu gối lên và đá qua lại.
Bé yêu thích tự mình khám phá mọi thứ xung quanh
Thời gian này bé cưng có thể tự ngồi, hai tay được “tự do” cầm nắm những món đồ chơi khác nhau. Tất cả mọi trẻ độ tuổi này đề có chung sở thích đó là cho tất cả những gì mình cầm được, nắm được vào miệng. Bé sẽ khám phá rất nhiều điều mới mẻ bằng miệng của mình, vì thế bạn không nên quá cứng nhắc trong vấn đề giữ vệ sinh mà không cho bé làm theo ý mình.
>>>>Tham khảo thêm: Trẻ 6 tháng tuổi ăn hoa quả gì là hợp lý và cách chế biến có gì lưu ý?
3. Phát triển giác quan
Đôi mắt của bé lúc này đã linh hoạt hơn rất nhiều. Bạn có thể thấy rằng màu mắt của bé đã thay đổi so với màu mắt khi được sinh ra. Đôi mắt sáng màu có thể thay đổi một vài lần trước khi đi đến màu mắt vĩnh viễn khoảng tháng 6. Bạn có thể kích thích đôi mắt của bé bằng những màu sắc sặc sỡ tương phản để bé làm quen dần với thế giới xung quanh.
Bố mẹ nên thường xuyên giao tiếp cùng con để gắn kết tình cảm gia đình
Để tăng kết nối tình cảm với bé, bố mẹ cũng nên thường xuyên matxa cho em bé, hay đơn giản chỉ cùng các ông bố, bà mẹ khác đẩy con đi dạo, tham gia nhóm trẻ chơi chung cho bé. Những hoạt động này chính là phương cách hữu hiệu giúp bạn tạo mối quan hệ với cộng đồng.
4. Khả năng ngôn ngữ giao tiếp của bé
Kỹ năng giao tiếp của bé phát triển khá nhanh và tăng thêm khi bé có thể bập bẹ, bi bô theo người lớn, đáp lại bằng cách tao ra những âm thanh khác nhau. Không chỉ vậy, bé còn biết tương tác với ba mẹ bằng các biểu cảm thông qua nét mặt như cười, mếu, nhăn mặt hay khóc.
Em bé 6 tháng tuổi sẽ mỉm cười, cười lớn và bập bẹ nói “ma-ma”, “ba-ba”. Để giúp bé học ngôn ngữ, hãy đọc truyện cho bé mỗi đêm. Nhiều khi bé còn tỏ ra rất hào hứng khi có ai đó đền gần và nói chuyện vui vẻ với mình.
Em bé ở tuổi này bắt đầu nhận ra người và những đồ vật xung quanh. Em bé sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái với sự xuất hiện quen thuộc của mẹ, bố, bà ngoại, ông nội, cũng như một vài đồ chơi yêu thích của bé. Bạn có thể thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự sợ hãi khi bé gặp người lạ hoặc trong những tình huống mới.
Giai đoạn 6 tháng tuổi là thời gian thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm
5. Dinh dưỡng cho bé giai đoạn 6 tháng tuổi
Ở tháng thứ 6, đa số các em bé sẽ được mẹ cho ăn món ăn dặm đầu tiên. Nhưng cũng có những bé đã được cho ăn từ sớm hơn, và đã chịu nhai nhóp nhép thức ăn một cách ngon lành rồi. Bạn hãy lưu ý rằng trẻ 6 tháng tuổi sẽ mất dần lượng sắt vốn có sẵn trong cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ, và cần phải bổ sung thêm. Sữa mẹ lại không chứa nhiều chất sắt.
Một trong những món ăn dặm đầu tiên của bé là món bột ngũ cốc, có thể cung cấp lượng sắt dồi dào. Nhưng một số bé sẽ không thích vị này, nên bạn hãy thử cho bé ăn món trái cây nghiền để thay thế, như là táo không đường hay lê xay nhuyễn.
Vitamin C có trong trái cây sẽ giúp chuyển hóa chất sắt trong cơ thể, món trái cây nghiền này có vị hấp dẫn, lại mềm mịn nên các bé sẽ rất thích. Thời điểm này sữa vẫn là thức ăn chính trong chế độ dinh dưỡng của bé, nên trong bữa ăn, bạn hãy cho bé bú sữa trước, rồi mới bắt đầu ăn thức ăn dặm.
Đảm bảo giấc ngủ đủ sâu cho bé yêu của bạn
6. Giấc ngủ của bé 6 tháng tuổi
Hầu hết các em bé ngủ 6 đến 8 tiếng. Khi trẻ ở độ tuổi này khó chìm vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ, một số phụ huynh chuyển sang phương pháp đưa bé vào cũi khi bé vẫn còn tỉnh táo. Nếu em bé khóc, hãy đợi một khoảng thời gian tương đối lâu mỗi đêm trước khi dỗ bé. Phương pháp này có tác dụng với một số bé, nhưng bạn có thể cần phải thử nghiệm các phương pháp khác nhau trước khi tìm ra phương pháp tốt nhất cho bạn và bé.
Bây giờ em bé có thể tự lật, nhưng đừng lo lắng nếu bạn đặt bé nằm ngửa lúc đi ngủ, nhưng khi tỉnh dậy bé lại nằm sấp. Nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh 6 tháng thấp hơn so với những tháng đầu tiên của cuộc đời. Tuy nhiên, bạn nên bỏ tất cả các thú nhồi bông, gối, vật cản cũi và các vật mềm khác ra khỏi giường cũi của bé.
Giai đoạn 6 tháng tuổi là mốc thời gian phát triển quan trọng của trẻ, từ ăn uống ngủ nghỉ đến phát triển cảm xúc, tư duy. Bố mẹ hãy luôn đồng hành cùng bé để bé có sự phát triển đầu đời tốt nhất nhé.