Tìm hiểu trẻ mấy tháng biết nói và nguyên nhân khiến trẻ nói chậm
14 Tháng Năm, 2020Trẻ mấy tháng biết nói? Như thế nào thì sẽ bị xem là chậm nói? Hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm kiến thức thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Trẻ mấy tháng biết nói?
Trước khi nói được rõ chữ, trẻ chỉ có thể phát ra những âm thanh như a, e, o…khiến người nghe không hiểu. Nhưng dần dần theo thời gian, trẻ sẽ học dần dựa theo ngôn ngữ của những người xung quanh. Dưới đây là một số dấu mốc trong hành trình tập nói của trẻ:
- Thời gian 3-6 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ thích thú quan sát mặt những người nói chuyện với mình, thích nghe âm thanh phát ra từ những người xung quanh, nghe thấy tiếng nhạc là tỏ vẻ hứng khởi, tay chân khua khoắng và nhại theo những âm thanh kiểu ngọng ngọng không rõ lời;
- Giai đoạn 6-9 tháng tuổi: Trẻ đã bắt đầu bập bẹ và nói được những từ riêng lẻ như bà, ma, ba,…dù nhiều từ chưa rõ nghĩa nhưng cũng đã biết được ai gọi mình, biết thể hiện cảm xúc qua giọng điệu;
- Từ 9-12 tháng tuổi: Bé đã bắt đầu phát âm được những từ đơn lẻ rõ ràng hơn như ba, mẹ, ạ, bye và có vẻ hiểu được những câu đơn giản người xung quanh;
- Giai đoạn 12-18 tháng tuổi: Trẻ đã bắt đầu phát âm và nói rõ được các từ đơn giản và biết được những gì đang nói. Giai đoạn này trẻ đã hiểu được một số câu nói của bố mẹ, đơn giản nhất là những câu ra lệnh;
- Trẻ từ 18 tháng đến 2 tuổi: Trẻ đã nói được rất nhiều từ đơn giản, biết gọi tên người, đồ vật, con vật hoặc biết bắt trước nói theo lời người lớn;
- Trẻ trên 2 tuổi đến 3 tuổi: Trẻ đã có thể nói được các từ ghép, những câu ngắn và đã bắt đầu tiếp thu, ghi nhớ được những sự việc lặp đi lặp lại hằng ngày và nói được ra điều đó;
- Trên 3 tuổi: Trẻ đã có vốn từ vựng khá phong phú, lúc này trẻ nói được nhiều, tốt và rõ hơn rất nhiều.
2. Những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Để biết trẻ có chậm nói hay không, bố mẹ nên dựa vào những cột mốc trong quá trình phát triển ngôn ngữ kể trên và so sánh với mức độ phát triển của trẻ.
➤ Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết bò và những lợi ích khi bé sơ sinh biết bò?
Nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào với âm thanh hoặc không tạo ra âm thanh nào thì bố mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra bố mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ:
- Ở giai đoạn 18 tháng tuổi bé chỉ thích dùng cử chỉ hơn lời nói khi giao tiếp, gặp khó khăn khi muốn bắt chước âm thanh, hầu như không hiểu các yêu cầu đơn giản bằng lời nói;
- Vào thời điểm 2 tuổi chỉ có thể bắt chước chứ không tự nói những điều mình muốn hoặc trẻ chỉ biết nói đi nói lại một vài từ, không thể làm theo những chỉ dẫn đơn giản, có giọng nói khác thường (giọng mũi, giọng rè rè…).
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói có thể là do:
- Có vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng hoặc thắng lưỡi bị ngắn làm cản trở chuyển động của lưỡi;
- Có vấn đề ở các vùng não phụ trách ngôn ngữ, khiến lưỡi, môi và hàm khó phối hợp để tạo ra âm thanh, thậm chí gây khó ăn;
- Bị viêm tai giữa, đặc biệt là viêm mãn tính ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Dù vậy chỉ cần một bên tai trẻ nghe được bình thường thì các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ vẫn có thể phát triển bình thường;
- Trẻ gặp vấn đề về thính giác, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nói, hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
Qua bài viết trên hy vọng bố mẹ đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi trẻ mấy tháng biết nói hay những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói.