Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng: Nguyên nhân và cách xử lý

17 Tháng Hai, 2023 Off By Huệ

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng lười ăn, quấy khóc nhiều, lười ăn … Dấu hiệu, nguyên nhân là gì? Làm thế nào để giải quyết tình trạng này?  Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để mẹ sớm khắc phục vấn đề này.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng thường có một vài hoặc tất cả những biểu hiện sau:

  • Sau khi ăn từ 1 đến 2 giờ, bụng bé vẫn căng tròn, trướng hơi. Nếu vỗ nhẹ vào bụng bé thì thấy phát ra âm thanh như tiếng trống.
  • Mặt bé bị đỏ, hay nắm chặt tay
  • Trẻ bị ợ hơi và đánh rắm nhiều, đi tiêu phân lỏng hoặc sền sệt, cũng có những trường hợp táo bón mấy ngày.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc không rõ nguyên nhân, ngủ ít, bú kém hoặc có thể bỏ bú.
  • Các triệu chứng như sốt hoặc có máu lẫn trong phân cũng cảnh báo trẻ bị đầy bụng.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng

Tre-so-sinh-1-thang-tuoi-bi-day-bung-thuong-xuyen-bo-bu-quay-khoc

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng thường xuyên bỏ bú, quấy khóc

Xem thêm: Nên hay không nên xi trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn yếu nên có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị đầy bụng, trong đó có thể kể tới những nguyên nhân chính sau:

  • Trẻ không dung nạp được một số protein và đường lactose có trong sữa công thức.
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ không phù hợp, dẫn tới chất lượng sữa không tốt, khiến trẻ bị đầy bụng. Các thức ăn dễ khiến bé 1 tháng bị táo bón, đầy bụng như bắp cải, súp lơ, bơ, yến mạch, các loại đậu,… các mẹ nên tránh.
  • Bé bú quá no, khi đó bé sẽ hay có hiện tượng nôn trớ và bị đầy bụng.
  • Mẹ cho bé bú không đúng cách, khiến bé bú được ít sữa và nuốt quá nhiều không khí vào bụng. Một vài trường hợp thường gặp là bé ngậm ti không tín, nghẹt mũi, bé vừa chơi vừa bú hay khóc khi đang bú.
  • Khi trẻ bú bình nuốt nhiều không khí vào bụng, cũng là nguyên nhân gây nôn trớ và đầy bụng.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng phải làm sao?

Khi bé bị đầy bụng, mẹ hãy thử làm một số cách dưới để giúp cải thiện tình hình nhé:

Vo-o-hoi-giup-giam-tinh-trang-tre-bi-day-bung-nhanh-chong

Vỗ ợ hơi giúp giảm tình trạng trẻ bị đầy bụng nhanh chóng

Xem thêm: trẻ sơ sinh không ị phải làm sao?

  • Vỗ ợ hơi cho bé: Khi bé có biểu hiện đầy bụng, mẹ hãy để bé ngồi thẳng lưng, cằm bé trên vai mẹ, sau đó nhẹ nhàng vỗ lưng. Cách này giúp khí dư trong dạ dày được đẩy bớt ra ngoài, cho trẻ hết khó chịu
  • Thay đổi bình sữa: Nếu bé bị đầy bụng do bú bình, mẹ hãy thử đổi bình sữa và núm vú khác. Núm vú mềm, vừa miệng giúp ngăn chặn nuốt quá nhiều không khí khi bú. Bên cạnh đó, mẹ nên chọn núm vú có dòng chảy chậm để tránh sặc
  • Điều chỉnh tư thế bú: Về tư thế bú đúng cách là mẹ luôn giữ đầu trẻ cao hơn phần bụng. Tư thế này giúp sữa di chuyển xuống dạ dày dễ dàng mà không gây hiện tượng trào ngược. Khi trẻ bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 1 góc 45 độ, sao cho sữa lấp đầy núm vú, tránh hình thành nhiều bọt khí
  • Massage cho bé: Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa massage nhẹ nhàng bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ hoặc di chuyển chân của trẻ theo tư thế đạp xe cũng là cách có thể đẩy bớt được khí ra ngoài

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng. Tuy là tình trạng thường gặp ở trẻ nhưng bố mẹ không nên chủ quan. Hãy theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên và đưa con đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường.

Rate this post