Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón và cách khắc phục hiệu quả

Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón và cách khắc phục hiệu quả

12 Tháng Mười, 2023 Off By Mai

Táo bón có thể gây ra tình trạng khó chịu khi ăn uống, vui chơi và ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển của trẻ. Vậy bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn những thông tin về dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón, cách xử lý.

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón là khi trẻ đi ngoài không hết, mỗi lần đi tiêu luôn cảm thấy khó chịu, đau đớn, quấy khóc.

Các mẹ nên chú ý một số dấu hiệu xuất hiện ở trẻ sơ sinh có thể là do tình trạng táo bón gây ra như:

Trẻ biếng ăn, quấy khóc liên tục

Đối với cơ thể người bình thường sau khi tiếp thu các chất dinh dưỡng những chất cặn bã sẽ được đào thải ra bên ngoài theo đường phân. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh các chất cặn bã sẽ không thể thải ra bên ngoài và tích tụ lại sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, ngủ không sâu giấc. Bởi vậy trẻ bị táo bón sẽ quấy khóc nhiều vào ban đêm khi tỉnh giấc.

tre-so-sinh-bi-tao-bon

Trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ quấy khóc, khó chịu

Trẻ đi ngoài ít

Trẻ sơ sinh thường sẽ đi ngoài từ 2 – 3 lần/ ngày, tuy nhiên sẽ tùy từng trường hợp trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức. Đối với những trẻ đi ngoài dưới 2 lần/ tuần là đang rơi vào tình trạng táo bón.

Trẻ gặp khó khăn khi đi ngoài

Mỗi khi  đi đại tiện trẻ sẽ đỏ bừng mặt lên, toát mồ hôi kèm theo phân sẫm màu, khô cứng. Như vậy trẻ sẽ cần dùng sức để đẩy phân ra ngoài nên có thể bị tổn thương ở niêm mạc vùng hậu môn. Chính việc đau  rát sau mỗi lần đi ngoài nên rất dễ trẻ sẽ quấy khóc.

Chướng bụng, khó tiêu

Khi lượng cặn bã trong cơ thể không đẩy ra ngoài được trẻ sơ sinh sẽ thấy khó tiêu, chướng bụng, thời gian dài bị táo bón sờ vào bụng sẽ thấy cứng.

Trẻ sơ sinh khi bị táo bón khi xì hơi mùi nặng.

Sẽ còn những dấu hiệu nhận biết khác về tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh chưa được liệt kê ở trên, nếu bạn đọc nhận thấy trẻ có dấu hiệu khác nghi ngờ mắc táo bón có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón

Có rất nhiều những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, bao gồm như:

Do chế độ ăn uống

Trong thời gian đầu đời sau sinh trẻ chủ yếu sẽ sử dụng sữa mẹ nên chế độ ăn uống của mẹ gây ra ảnh hưởng trực tiếp qua sữa mẹ đến sức khỏe trẻ.

Khi mẹ thường xuyên ăn đồ cay nóng, khó tiêu, ít chất xơ sẽ khiến cho quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ bị ảnh hưởng từ đó dẫn đến trẻ bị táo bón.

Do dùng sữa công thức

Trong nhiều dòng sữa bột  sẽ không có chứa chất xơ nên nếu trẻ dùng sữa công thức quá sớm sẽ dễ mắc tình trạng táo bón. Bên cạnh đó sữa công thức chưa thật sự phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh do chưa phát triển toàn diện.

Bệnh lý khác

Trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý hoặc dị tật bẩm sinh suy giáp trạng, đại tràng bị phình to… cũng là những nguyên nhân dẫn đến tổn thương đường tiêu hóa với các triệu chứng đi kèm là táo bón, chướng bụng, đầy hơi…

tre-so-sinh-bi-tieu-chay

Massage bụng nhằm kích thích nhu động ruột giúp cải thiện tình trạng táo bón

Xem thêm:

Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón

Thực hiện một số biện pháp để cải thiện nhanh chóng tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón như:

Rèn thói quen đi vệ sinh ở trẻ

Đây là một trong những cách để trị táo bón hiệu quả và thời điểm tốt nhất để đi vệ sinh là sau bữa ăn. Mặc dù vậy cần xây dựng thời gian đi vệ sinh căn cứ theo thời gian cữ ăn của trẻ.

Đối với những trẻ bị táo bón nặng mẹ nên dùng nước ấm để kích thích cơ vòng hậu môn được thả lỏng để trẻ dễ đi ngoài hơn. Việc tắm bằng nước ấm trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và thư giãn hơn, cải thiện nhanh chóng các dấu hiệu táo bón, đầy hơi.

Massage bụng cho trẻ

Sau khi thực hiện massage sẽ có tác dụng trong việc kích thích nhu động ruột trẻ và giúp đẩy phân ra ngoài. Một số cách để massage bụng trẻ hiệu quả như:

  • Thực hiện đặt ngón trỏ và ngón giữa vào gần rốn của trẻ, tiếp đến ấn nhẹ và xoay tròn theo chiều kim đồng hồ.
  • Dùng lực ấn vừa phải, từ từ mở vòng xoay gần với hông bên phải của trẻ.

Bên cạnh đó khi massage xong còn làm mềm cặn bã được tích tụ trong bụng trẻ từ đó dễ dàng di chuyển xuống hậu môn.

Ngoài ra mẹ có thể thực hiện động tác chuyển động chân trẻ giống như đạp xe nhằm giảm căng thẳng cho ruột, kích thích nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học

Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ hoàn toàn khi bị táo bón cần tăng cữ bú và cho bú đủ. Đồng thời mẹ cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin, rau xanh, uống nhiều nước để chuyển hóa qua sữa mẹ giúp trẻ hấp thụ dễ và làm mềm phân của trẻ.

Mỗi ngày mẹ nên ăn 1 – 2 hộp sữa chua nhằm tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ tốt nhất cho hệ tiêu hóa của cả mẹ và trẻ sơ sinh. Tránh xa các đồ ăn cay nóng, uống cà phê, đồ có cồn, chiên rán.

Đối với trẻ thường xuyên uống sữa công thức mẹ nên pha theo đúng hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm và có thể tìm những loại sữa có thành phần từ tự nhiên, mát, lành tính sử dụng cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng diễn ra khá nhiều, hy vọng từ bài viết trên bạn đọc đã biết thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc trẻ. Tuy nhiên những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có thắc mắc cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Rate this post