Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú ít là gì? Có cách nào để khắc phục?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú ít là gì? Có cách nào để khắc phục?

12 Tháng Mười, 2023 Off By Mai

Thấy trẻ sơ sinh bú ít chắc hẳn mẹ sẽ cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của trẻ. Trẻ bú ít có nguy hiểm gì không? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cách khắc phục ra sao? Để có những thông tin giải đáp cho thắc mắc ở trên, mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh bú ít là bao nhiêu?

Trẻ khi mới chào đời dạ dày còn nhỏ nên chỉ có thể bú được từ 5 – 7ml/ lần. Sau khoảng 2 tuần trẻ bú từ 60 – 90ml sữa/ lần. Trẻ từ 1 – 6 tháng tuổi sẽ uống nhiều hơn ở mỗi lần bú.

Lượng sữa bú của mỗi trẻ sẽ không giống nhau và cữ bú có thể từ 8 – 12 lần/ ngày. Đối với những trẻ uống sữa công thức tần suất bú sẽ ít hơn.

Trẻ bú  ít hơn 8 lần/ ngày thì các mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Trường hợp thấy trẻ vẫn phát triển, tăng cân bình thường sẽ không cần quá lo lắng tuy nhiên trẻ sơ sinh khó tăng cân, mất nước, xuất hiện các dấu hiệu khác về sức khỏe hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, có cách điều trị kịp thời.

tre-so-sinh-bu-it

Trẻ sơ sinh bú ít có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bú ít là gì?

Có nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bú ít bất thường như:

Trẻ sơ sinh gặp các vấn đề về sức khỏe

Do trẻ mắc các bệnh lý đường hô hấp với những triệu chứng viêm họng, nghẹt mũi, hoặc bị táo bón, đau bụng, nấm lưỡi hay trong miệng xuất hiện những vết xước khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau khi bú sữa dẫn đến việc lười bú.

Vị lạ trong sữa mẹ

Có thể do trẻ sơ sinh cảm thấy sữa mẹ mùi vị lạ. Mùi vị sữa bất thường thay đổi do chế độ dinh dưỡng của mẹ ăn nhiều đồ gia vị, đồ chua, cay nóng, ăn hành tây trẻ bị đầy hơi, đau bụng không muốn bú thêm sữa.

Sữa mẹ bài tiết không đều

Trong quá trình trẻ bú sữa mẹ ra quá ít hoặc quá nhiều không phù hợp khiến cho trẻ bị sặc hoặc không bú đủ no, lâu dần trở nên cáu gắt, lười bú.

Bất thường ở đầu ti của mẹ

Đầu ti bị thụt sâu hoặc quá to so với miệng bé làm cho trẻ khó để bú được sữa.

Tư thế bú không đúng cách

Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn nếu tư thế nằm bú không thoải mái sẽ dễ bị sặc hoặc khó nuốt nên trẻ lười bú, tần suất bú giảm đi. Không chỉ vậy cho trẻ bú sai cách mẹ dễ bị mỏi lưng, cơ.

Trẻ không thích mùi vị của sữa công thức

Những trẻ dùng sữa công thức nhận thấy vị của sữa quá ngọt, uống vào khiến đầy bụng trẻ cũng sẽ lười bú hơn.

Sẽ còn nhiều những nguyên nhân và yếu tố khác dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh lười bú chưa được liệt kê ở trên. Nếu các mẹ thắc mắc và muốn tìm hiểu thêm về nguyên nhân trẻ lười bú có thể  tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ sơ sinh bú ít kèm theo các dấu hiệu bất thường cần đưa đến cơ sở y tế để thăm khám

Xem thêm:

Làm thế nào khi trẻ sơ sinh ít bú?

Xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng lười bú ở trẻ sơ sinh các mẹ sẽ tìm được cách khắc phục hiệu quả.

Dưới đây là một số cách để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh lười bú như:

Điều trị những vấn đề về tình trạng sức khỏe của trẻ

Ngay khi phát hiện trẻ mắc các vấn đề về sức khỏe như tiêu hóa kém, bệnh lý đường hô hấp, các mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, có hiệu quả nhất. Như vậy con sẽ nhanh chóng bú nhiều với tần suất bình thường.

Tăng tần suất bú của trẻ

Tăng cữ bú lên để khoảng cách giữa các cữ bú được rút ngắn lại điều này cùng sẽ kích thích quá trình tiết sữa ra nhiều hơn. Trẻ bú no thấy thoải mái, dễ chịu và thích bú mẹ nhiều hơn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho mẹ

Nhằm hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh không thấy mùi vị lạ trong sữa mẹ và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ thông qua sữa mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Cân đối đầy đủ 4 nhóm thực phẩm bao  gồm khoáng chất, chất đạm, vitamin, tinh bột, bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây. Tránh  xa đồ ăn nhiều đồ dầu mỡ, quá mặn, cay để không ảnh hưởng mùi vị của sữa mẹ.

Tìm hiểu và áp  dụng tư thế bú phù hợp cho trẻ

Khi ở tư thế nằm nên đặt trẻ đầu cao hơn so với phần thân để bú sữa xong không bị trào ngược.

Cho trẻ sơ sinh bú ở tư thế ngồi nên chú ý để phần mông lưng đầu nằm trên cùng một đường thẳng sao cho mặt bé chạm vào ngực mẹ hạn chế để trẻ nằm ở tư thế ngửa.

Đổi bình sữa có núm vú mềm, phù hợp với miệng trẻ

Các trẻ sơ sinh dùng sữa công thức mẹ nên chú ý lựa chọn loại bình có núm vú mềm và phù hợp kích cỡ miệng trẻ, đối với trẻ sơ sinh mẹ nên lựa chọn bình núm chống sặc để tốc độ chạy vừa phải không bị sặc.

Chọn loại sữa công thức có tính mát, mùi vị không quá đặc biệt

Đa phần trẻ sơ  sinh sẽ thích những loại sữa có mùi vị thanh nhạt, mát, tuy nhiên cũng cần chú ý đến thành phần sữa công thức có đủ dưỡng chất để trẻ phát triển toàn diện. Đồng thời cần tìm hiểu xuất xứ rõ ràng, ngày sản xuất, hạn sử dụng.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân trẻ sơ sinh bú ít từ đó cha mẹ sẽ biết cách chăm sóc trẻ phù hợp và có thêm nhiều các kiến thức nuôi và bảo vệ sức khỏe trẻ toàn diện.

Rate this post