Trẻ sơ sinh ít khóc ngủ nhiều có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh ít khóc ngủ nhiều có nguy hiểm không?

24 Tháng Mười Hai, 2022 Off By Phương

Trẻ sơ sinh ít khóc ngủ nhiều kèm các triệu chứng bất thường cũng được coi là lời cảnh báo ngầm vì rất có thể trẻ đã mắc phải bệnh lý nguy hiểm. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này ở trẻ.

Vì sao trẻ sơ sinh ít khóc ngủ nhiều?

Đối với trẻ sơ sinh, tiếng khóc được xem là ngôn ngữ giao tiếp của bé với thế giới xung quanh khi mà bé chưa có nhiều nhận thức, phản xạ gì cả. Trẻ thường khóc khi muốn được đáp ứng các nhu cầu bú, thay tã, mệt mỏi, bị đau… Do vậy, khóc là hành động bình thường và tất yếu của trẻ em.

Thông thường, trẻ em 0 – 3 tháng tuổi sẽ gặp phải hiện tượng khóc dai dẳng mà không vì bất kỳ lý do nào. Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ khóc tầm 2 giờ/ ngày mặc dù bố mẹ đã thỏa mãn mọi nhu cầu của bé. Bé sẽ khóc ít hơn sau 6 – 8 tuần, sau đó giảm dần đến khoảng 4 tháng tuổi thì rất ít quấy khóc. Bé thường khóc nhiều hơn sau giấc trưa và buổi chiều. Khi đó, bé cần được giải tỏa bớt áp lực sau một ngày dài.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh ngủ nhiều ít khóc là hiện tượng dễ gặp. Đây là biểu hiện rất bình thường ở trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh thường ngủ từ 13 – 15 tiếng mỗi ngày và bé có thể sẽ ngủ nhiều hơn nên con bị ốm. Trẻ được 6 tuần tuổi, lịch trình ngủ này cũng sẽ thay đổi và có thể sẽ ngủ ít hơn.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể ngoại trừ khả năng bé ngủ nhiều là do một số nguyên nhân. Nếu trẻ có dấu hiệu ít khóc kèm theo các biểu hiện sốt, táo bón… thì có thể mắc bệnh lý nào đó như bệnh vàng da, suy giáp, chậm phát triển…

Trẻ sơ sinh ít khócTrẻ sơ sinh ít khóc ngủ nhiều có nguy hiểm không?

Xem thêm: Nên cho trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu phù hợp?

Trẻ vừa đi tiêm về

Sau khi tiêm thuốc vào người, trẻ thường muốn ngủ li bì. Đây là lúc con bị mệt hoặc do tác dụng của thuốc khiến bé buồn ngủ nhiều hơn bình thường.

Trẻ bị ốm, suy nhược cơ thể

Khi bị ốm, trẻ sơ sinh sẽ rất mệt mỏi và uể oải. Ngủ sẽ là một cách để bé nghỉ ngơi và hồi phục nhanh nhất. Vì vậy, trẻ bị ốm cũng thường xuyên ngủ nhiều là hiện tượng bình thường.

Do suy tuyến giáp

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ít khóc và ngủ nhiều cũng có thể do con bị suy tuyến giáp. Suy giáp là bệnh bẩm sinh gây ra do rối loạn nội tiết dẫn tới việc thiếu hoặc mất đi tác động của hormon tuyến giáp. Việc thiết hoặc khiếm khuyết tác động của hooc môn tuyến giáp sẽ khiến bé bị rối loạn nội tiết. Từ đó dẫn đến tình trạng bé vận động kém, chậm phát triển thể chất và tâm thần. Nếu không được điều trị kịp thời, em bé có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng hoặc đần độn cả đời.

Trẻ bị vàng da

Trẻ sơ sinh ít khóc có thể do mắc bệnh vàng da xuất hiện trong khoảng 24 giờ sau sinh và không tự hết sau 1 – 2 tuần. Khi mắc chứng bệnh này, con có thể ngủ nhiều hơn và đi kèm với một số biểu hiện như bỏ bú, sốt, co giật.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, tránh nhầm lẫn giữa vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý. Để nhận biết bé có bị vàng da hay không, cha mẹ hãy để ý một số triệu chứng như:

  • + Lòng bàn chân, bàn tay, niêm mạc mắt, toàn thân đều bị vàng da, màu đậm hơn bình thường
  • + Bilirubin trong máu tăng vượt mức bình thường.
  • + Bệnh lý kéo dài khoảng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non.

Trẻ bị vàng da thường ngủ li bì hơn bình thường nên sẽ ít quấy khóc hơn. Khi thấy con có những biểu hiện như vậy, hãy theo dõi cẩn thận và đưa con đi khám để có cách điều trị kịp thời.

Trẻ chậm phát triển 

Trẻ chậm phát triển có các thông số phát triển thấp hơn các mốc cơ bản hoặc chậm hơn trẻ cùng trang lứa. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cha mẹ cần phát hiện ra các dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đi khám kịp thời như dưới đây:

  • Các cử động tay, chân kém, ít cựa quậy.
  • Không thể quay đầu, cứng cổ.
  • Hầu như chỉ nằm yên, ít khóc.
  • Da trẻ có màu sắc khác thường.
  • Lưỡi và mắt bé có kích thước, màu sắc bất thường.
  • Phản ứng ít hoặc không trước sự trêu đùa của người lớn. Ít bị thu hút bởi màu sắc, âm thanh hoặc các đồ vật xung quanh.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, rối loạn nhịp tim và đường hô hấp cũng là lý do có thể dẫn đến tình trạng bé ngủ nhiều ở giai đoạn sơ sinh. Ở một mặt khác, nếu bé không mắc phải trường hợp nào ở trên, việc trẻ sơ sinh ít khóc ngủ nhiều có thể là biểu hiện bé đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ.

Trẻ sơ sinh ít khócTrẻ sơ sinh ít khóc ngủ nhiều có nguy hiểm không?

Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc trẻ sơ sinh quơ tay chân liên tục

Trẻ sơ sinh ít khóc có nguy hiểm không?

Hầu hết các phụ huynh đều lo lắng trẻ sơ sinh ít khóc ngủ nhiều liệu có đang gặp vấn đề nguy hiểm nào không. Về cơ bản, trẻ sơ sinh ít khóc là hiện tượng không hề nguy hiểm, nếu con không mắc những bệnh lý nguy hiểm hay một số biểu hiện lạ thường.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh ít khóc và ngủ nhiều kèm theo các triệu chứng bất thường như bỏ bú, sốt, co giật, ít cử động… được coi là cảnh báo nguy hiểm cho biết sức khỏe của bé không ổn. Nếu tình trạng này kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh ít khóc ngủ nhiều?

Khi thấy hiện tượng trẻ sơ sinh ít khóc ngủ nhiều, trước hết cha mẹ hãy theo dõi tình hình sức khỏe của con và thực hiện một số giải pháp phù hợp.

  • Thấy con đói thì hãy cho bú. Lưu ý thời gian bú cách nhau tầm 1 – 2 tiếng.
  • Để nhiệt độ phòng 27 – 30 độ C, không để bé bị nóng hay lạnh quá.
  • Ghi lại giờ sinh hoạt của con để biết liệu bé có đang ngủ quá nhiều không.

Trong trường hợp phát hiện bé có một số dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ thăm khám để điều trị kịp thời, giúp trẻ quay lại chế độ phát triển bình thường.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp về hiện tượng trẻ sơ sinh ít khóc ngủ nhiều. Cha mẹ hãy chú ý thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động của con để nhận ra một số triệu chứng bất thường nếu có.

Rate this post