Trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi? Những lưu ý khi trẻ sơ sinh tập ngồi

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi? Những lưu ý khi trẻ sơ sinh tập ngồi

5 Tháng Mười Một, 2022 Off By Hạnh

Một trong những bước ngoặt được nhiều bậc cha mẹ mong chờ nhất chính là giai đoạn trẻ tập ngồi. Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi? Tập ngồi cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng cách? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi?

Tập ngồi là một trong những mốc phát triển quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng vận động ở trẻ. Tập ngồi là một kỹ năng vô cùng thú vị bởi kỹ năng này sẽ là chìa khóa mở ra một thế giới vui chơi và khám phá hoàn toàn mới cho trẻ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, điều kiện để bé có thể ngồi vững là cơ đầu và cổ của bé phải khỏe và cứng cáp hơn. Các cơ này bắt đầu phát triển dần dần khi em bé của bạn được sinh ra, và bạn có thể tăng cường chức năng của chúng bằng cách giúp nâng đầu bé lên mỗi khi bé nằm sấp.

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi

Tìm hiểu thêm: Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày

Bé mấy tháng tập ngồi? Thông thường, mẹ có thể tập ngồi cho bé từ 4 đến 7 tháng tuổi. Lúc này, bé đã biết lật và giữ đầu thẳng. Trước 8 tháng, hầu hết trẻ sơ sinh có thể tự ngồi dậy trong vài phút mà không cần bố mẹ hỗ trợ.

Tuy nhiên, trong những ngày đầu tiên, bé không thể ngồi thẳng mà luôn chúi về phía trước, thường chống tay xuống sàn để giữ thăng bằng và bé cũng rất dễ bị ngã.

Lúc này, bé như “ngọn cây trước gió”, bất cứ một va chạm nhỏ nào cũng có thể khiến bé bị ngã. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức quan sát, nâng đỡ con và đừng quên kê gối mềm xung quanh để tránh va chạm.

Trẻ học ngồi như thế nào?

Điều kiện để trẻ có thể ngồi vững đó là phải cứng cổ và cơ. Do đó, trẻ sẽ bắt đầu biết ngồi khi có thể kiểm soát được phần đầu.

Khi muốn ngồi, trẻ sẽ tự chống phần trên của cơ thể lên bằng 2 tay và cố giữ để ngực không chạm đất. Đồng thời, trẻ cũng sẽ học được cách tự lật mình và lăn tròn.

Khi được 5 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể ngồi được trong một khoảng thời gian ngắn nếu như phụ huynh đặt trẻ ở tư thế ngồi. Bước sang giai đoạn này, trẻ sẽ rất dễ bị ngã nên các mẹ cần ở bên cạnh để giúp trẻ ngồi vững chãi và đặt gối ở xung quanh để trẻ không bị ngã.

Lưu ý khi trẻ sơ sinh tập ngồi

Lưu ý khi trẻ sơ sinh tập ngồi

Xem thêm: Cháo cá chép nấu với rau gì?

Sau một khoảng thời gian, trẻ sẽ học được cách duy trì sự cân bằng khi ngồi bằng việc nghiêng người về phía trước, dùng một hoặc cả hai tay để tạo nên thế “kiềng ba chân”.

Bước sang tháng thứ 7, trẻ có thể tự ngồi mà không phải nhờ đến bất cứ sự hỗ trợ nào. Trẻ có thể dùng tay để khám phá thế giới xung quanh và học được cách xoay người để lấy những thứ mà trẻ muốn.

Ở thời điểm này, trẻ có thể chuyển từ tư thế nằm sấp sang tư thế ngồi bằng việc đẩy mình lên. Bước sang tháng thứ 8, trẻ có thể ngồi vững mà không cần đến bất cứ sự hỗ trợ nào. Khi trẻ đã quen với việc ngồi, trẻ sẽ muốn được ngồi và dành nhiều thời gian để ngồi hơn.

Lưu ý khi tập ngồi cho bé

Trẻ nhỏ khi được ngồi ở tư thế quá sớm hay ở trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của những kỹ năng khác. Chính vì vậy, bạn nên để cho trẻ được phát triển hoặc khi trẻ được cứng cáp hơn, bạn hãy tập ngồi cho trẻ.

Trong quá trình trẻ tập ngồi, bạn hãy đảm bảo những khu vực xung quanh không có những vật dụng gây nguy hiểm cho trẻ như dao kéo, ổ cắm điện, đồ chơi quá nhỏ, vật liệu độc hại… bởi trẻ có thể chạm vào chúng. Mẹ cần phải quan sát để hỗ trợ trong trường hợp trẻ bị té ngã. Theo đó, bạn có thể dùng mền, gối hay lót thảm mềm để hỗ trợ.

Trong thời gian trẻ tập ngồi, bạn không nên cho trẻ phụ thuộc vào những sản phẩm hỗ trợ bởi có thể khiến cho trẻ trở nên lười hơn bởi không cần nỗ lực nhiều mà vẫn có thể ngồi được.

Hi vọng những thông tin trên không chỉ giúp bạn biết được trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi mà còn mang đến những kiến ​​thức bổ ích cho bạn trong quá trình rèn luyện cho bé kỹ năng ngồi thành thạo!

Rate this post