Nên cho trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu phù hợp?

Nên cho trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu phù hợp?

24 Tháng Mười Hai, 2022 Off By Phương

Tắm nắng có tác dụng rất tốt đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu là hợp lý? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về cách tắm nắng cho trẻ an toàn và hiệu quả.

Lợi ích của việc cho trẻ sơ sinh phơi nắng

Tắm nắng mang lại nhiều lợi ích cho em bé sơ sinh, đặc biệt là trong việc phòng tránh bệnh còi xương và biến dạng xương. Dưới đây là những lợi ích khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh hợp lý sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy sức sống cho các tế bào. Các tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có khả năng diệt khuẩn rất mạnh, khi ở dưới ánh nắng từ 30 phút trở lên thì các vi khuẩn thông thường và một số độc bệnh sẽ bị tiêu diệt.

Bên cạnh đó, dù trẻ em hay người lớn thì việc tắm nắng còn mang lại tác dụng điều tiết nhất định đối với cơ thể và tâm lý. Tắm nắng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, điều chỉnh thần kinh trung khu, tăng hiệu quả trao đổi chất, từ đó giúp cơ thể thư giãn và dễ chịu hơn. Với trẻ nhỏ, tận dụng tia tử ngoại của ánh nắng tự nhiên thích hợp còn kích thích tái tạo hồng cầu trong tủy và nâng cao chức năng tạo máu nên giúp phòng ngừa thiếu máu cho bé.

Giúp bổ sung vitamin D

Tắm nắng là một trong những cách bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh. Để hấp thụ được loại vitamin này thì cơ thể cần phải tiếp xúc trực tiếp với tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Vì vậy, tắm nắng đúng cách sẽ giúp trẻ có thể tự sản sinh được vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Vitamin D có vai trò quan trọng đối với việc hấp thụ canxi của cơ thể, giúp hệ xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, cho bé tắm nắng buổi sáng còn giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, nhờ đó mà có thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiều căn bệnh.

trẻ sơ sinh phơi nắngNên cho trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu phù hợp?

Xem thêm: Tìm hiểu thông tin trẻ mấy tháng biết lật?

Tăng mức độ insulin

Cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời còn có thể phần nào giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời giúp cơ thể được bổ sung lượng vitamin D cần thiết, từ đó giúp điều tiết nồng độ insulin trong cơ thể tốt hơn.

Phòng ngừa tình trạng vàng da

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, đặc biệt với những trẻ sinh non, nhẹ cân… Sự tăng trưởng nồng độ bilirubin không được kiểm soát và gan hoạt động kém hiệu quả là hai nguyên nhân chính dẫn đến vàng da ở trẻ sơ sinh.

Các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cải thiện tình trạng vàng da mức độ nhẹ. Phổ ánh sáng xanh của mặt trời rất hữu ích trong việc giảm nồng độ bilirubin của cơ thể trẻ sơ sinh và ngăn ngừa các biến chứng liên quan phát sinh.

Tăng nồng độ hormon serotonin

Serotonin là hormon làm tăng cảm giác hạnh phúc và cảm thấy được bảo vệ. Serotonin giúp điều chỉnh giấc ngủ, quá trình tiêu hóa và kiểm soát trầm cảm. Mức serotonin thấp có thể phát sinh các cảm xúc như tức giận, trầm cảm và các vấn đề liên quan đến phát triển.

Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở mức độ phù hợp đã được chứng minh là có tác dụng làm tăng lượng serotonin trong cơ thể. Do đó, nếu nhận thấy bé thường xuyên cau có, gặp các vấn đề về giấc ngủ thì hãy cho con tắm nắng đều đặn.

Hệ thần kinh khỏe mạnh

Để duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh, cơ thể chúng ta cần có vitamin D. Loại vitamin này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách phát triển hệ thần kinh hoàn thiện, khỏe mạnh. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nghiêm trọng và đau mạn tính trong tương lai.

Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ sơ sinh tắm nắng để cơ thể bé được tổng hợp lượng vitamin D.

Mức năng lượng cao hơn

Trẻ sơ sinh được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời còn giúp điều chỉnh quá trình sản xuất melatonin của cơ thể. Nồng độ melatonin trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Giấc ngủ rất quan trọng trong những tháng đầu đời của trẻ sơ sinh, giúp bé phát triển tốt hơn. Khi trẻ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giúp cơ thể sản xuất nhiều hormone này, đặc biệt là vào đầu giờ trong ngày.

Cải thiện quá trình đông máu

Hàm lượng vitamin D và vitamin K trong cơ thể giúp ngăn chặn việc mất máu thông qua cơ chế làm đông máu. Cũng giống như người trưởng thành, cơ thể trẻ sơ sinh cần có khả năng đông máu để tránh bị tổn thương. Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời giúp cơ thể của bé tạo ra vitamin D, có thể giúp cân bằng quá trình đông máu.

trẻ sơ sinh phơi nắngNên cho trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu phù hợp?

Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc trẻ sơ sinh quơ tay chân liên tục

Thời điểm thích hợp tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Từ 6 giờ đến trước 9 giờ sáng là khoảng thời gian lý tưởng cho trẻ tắm nắng. Bởi lúc này ánh nắng dịu nhẹ rất thích hợp để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời tia hồng ngoại và tia cực tím từ mặt trời còn khá yếu.

Bên cạnh đó, không khí buổi sáng rất trong lành và ánh nắng lúc này không đủ mạnh để gây tổn thương cho làn da mỏng manh của em bé. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ sơ sinh phơi nắng từ 20 – 30 phút mỗi buổi sáng.

Tuy nhiên, thời gian tắm năng cụ thể còn tùy thuộc vào vị trí địa lý và các mùa trong năm, chẳng hạn như:

  • Mùa thu: Thời tiết se lạnh nên có thể tắm nắng muộn hơn thời gian trên, nhưng không nên sau 9h sáng.
  • Mùa hè: Nắng sẽ lên sớm và gay gắt hơn, cha mẹ nên cho bé tắm nắng trước 7h sáng để tránh tia cực tím gây hại đến làn da non nớt của trẻ. Khoảng 6 – 7h sáng là thời gian lý tưởng khi mặt trời vừa mọc lên những tia nắng đầu tiên, sau đó phụ huynh không nên cho bé ra ngoài nữa.
  • Mùa đông: Mùa này thường nhiều mây, khí hậu lạnh, mặt trời lên muộn và ánh nắng yếu. Vì vậy, cha mẹ nên đợi đến khi thời tiết ấm hơn mới bế bé ra tắm nắng.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể cho bé tắm nắng vào buổi chiều sau 16 giờ, khi ánh nắng đã yếu và dịu đi.

Nên cho trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu?

Trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu hợp lý chính là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ nên tắm nắng cho em bé từ 20 – 30 phút mỗi ngày. Trong những ngày đầu, có thể cho con tắm nắng trong bóng râm trong khoảng 10 phút và tăng dần thời gian tắm nắng khoảng 20 – 30 phút cho những ngày tiếp theo.

Một số vấn đề cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ tắm nắng gồm:

  • Trẻ sau sinh 1 – 2 tuần đã có thể tắm nắng mỗi ngày. Ban đầu chỉ nên cho trẻ phơi nắng khoảng 10 phút, sau đó tăng dần lên. Tuy nhiên, cả trẻ sơ sinh lẫn trẻ nhỏ đều không được tắm nắng quá 30 phút một lần.
  • Hạn chế để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt, mặt hoặc đầu của bé vì có nguy cơ ảnh hưởng đến não.
  • Không nên cho trẻ tắm nắng vào những ngày thời tiết bất thường hoặc những lúc giao mùa.
  • Nơi tắm nắng cho bé cần yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, trong lành, tránh những nơi lộng gió và khói bụi.
  • Tia nắng mặt trời phải chiếu trực tiếp lên da của bé thì mới phát huy tác dụng, vì vậy cha mẹ nên cởi bỏ quần áo cho bé khi tắm và không phơi nắng qua cửa kính. Để nắng chiếu lên hai chân, sau đó từ từ cho bé nhận ánh nắng từ phía sau lưng.
  • Lau khô mồ hôi và cho bé uống nước bổ sung sau khi tắm nắng.
  • Khi bé bị ốm hoặc khi trời lạnh nên ngừng tắm nắng, nếu vẫn muốn tiếp tục cần phải cho bé mặc kín, chỉ để lộ phần bắp chân, đùi và cánh tay.

Qua những thông tin trong bài viết chắc hẳn bạn đọc đã nắm được trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu là hợp lý cũng như lưu ý một số vấn để để việc tắm nắng hiệu quả và an toàn.

Rate this post