Nguyên nhân và cách khắc trẻ sơ sinh quơ tay chân liên tục

Nguyên nhân và cách khắc trẻ sơ sinh quơ tay chân liên tục

1 Tháng Ba, 2022 Off By Huệ

Hiện tượng trẻ sơ sinh quơ tay chân liên tục thường hay gặp ở lứa tuổi từ 5 – 6 tuần tuổi. Đây có thể nói là yếu tố sinh lý bình thường, tuy nhiên cũng có rất nhiều nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh quơ tay chân liên tục

Trẻ sơ sinh hay vặn mình do sinh lý

Nếu cha mẹ đặt con ở chỗ ngủ có điều kiện ánh sáng chưa đủ lý tưởng, để con nằm chỗ quá sáng, không được thoải mái hoặc xung quanh có nhiều tiếng ồn lớn sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của con, khiến con ngủ không ngon giấc, hay vặn mình.

Để trẻ bú quá no hoặc cho trẻ đi ngủ khi trẻ đang đói bụng cũng có thể khiến con bị vặn mình. Khi mới sinh ra, dạ dày của em bé rất nhỏ, mỗi lần bú chỉ bú được một lượng sữa nhất định, do đó trẻ có thể mau đói hoặc mau no sẽ khiến cho trẻ hay vặn mình và ọc sữa ra ngoài sau mỗi lần bú hoặc khi vặn mình.

Có thể trẻ vặn mình do đi vệ sinh vặn mình để rặn, đẩy hết những chất thải ra khỏi cơ thể.

Tre-so-sinh-quo-tay-chan-lien-tuc-nguyen-nhan-do-dau

Trẻ sơ sinh quơ tay chân liên tục nguyên nhân do đâu

Xem thêm: Rửa tay cho trẻ mầm non như thế nào cho đúng cách

Ngoài ra, trẻ còn vặn mình do mẹ quấn tã, quấn kén quá chặt, khiến bé khó chịu hoặc do tã bị ướt,…

Trẻ sơ sinh hay vặn mình do bệnh lý

Ngoài các yếu tố sinh lý thì bệnh lý cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình. Dưới đây là một số bệnh lý cụ thể:

Trào ngược dạ dày được biết đến là một trong những bệnh lý phổ biến gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình khi ngủ.

Nếu em bé bị mắc các bệnh lý gây nhiễm khuẩn hoặc tổn thương hệ thần kinh trung ương cũng có thể gây triệu chứng tăng trương lực gây vặn mình. Hoặc em bé có thể mắc bệnh về gan gây nên hiện tượng vàng da dẫn tới cơ thể em bé sản sinh bilirubin quá mức. Hoạt động sản sinh bilirubin quá mức gây ra tổn thương ở não và tình trạng co giật, hay giật mình, vặn mình ở trẻ sơ sinh. 

Hạ canxi huyết là căn bệnh không còn xa lạ đối với trẻ sơ sinh – đây là đối tượng dễ bị hạ canxi huyết nhất. Khi em bé bị hạ canxi huyết thường kèm theo các biểu hiện như dễ kích động, ngủ không ngon giấc, quấy khóc ban đêm, hay vặn mình, chân tay liên tục cử động trong khi ngủ. 

Có thể em bé mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh như: bé bị rối loạn thần kinh bẩm sinh, tổn thương dây thần kinh,… sẽ dẫn tới hiện tượng hay vặn mình ở bé.

Ngoài ra, nếu trẻ bị tổn thương ở da hoặc bên trong tai bị côn trùng chui vào trong khi ngủ sẽ khiến cho trẻ hay vặn mình, giật mình hoặc khóc trong lúc ngủ.

Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh quơ tay chân liên tục

Dieu-chinh-thoi-gian-cua-tre-de-tranh-tre-giat-minh-khi-ngu

Điều chỉnh thời gian của trẻ để tránh trẻ giật mình khi ngủ

Xem thêm: Cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 5 tháng

Dù việc đạp tay chân liên tục không gây nguy hiểm gì nhưng có thể khiến trẻ hay tỉnh dấc bất chợt, mẹ nên điều chỉnh lại thời gian cũng như độ dài giấc ngủ của trẻ. Nên cho trẻ chỉ ngủ vừa đủ vào ban ngày, không nên cho ngủ quá nhiều, sẽ ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ ban đêm.
Thông thường, trong vòng 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường ngủ 3 đến 4 lần một ngày, 1,5 đến 2 giờ mỗi lần. Từ 7 đến 12 tháng, bé ngủ 2 đến 3 lần một ngày, cứ sau 2 đến 2,5 giờ. Nếu trẻ thích ngủ nhiều ban ngày, mẹ có thể hạn chế điều này bằng cách nghĩ ra trò chơi và nói chuyện với bé nhiều hơn để bé thức.
Nếu thấy trẻ cựa quậy khi ngủ cũng không nên động tay hay phát ra tiếng động, kiểu nựng ru ngủ trẻ, sẽ khiến trẻ thức dậy và bắt mẹ thức cùng trẻ. Chỉ khi trẻ mở hẳn mắt, tỉnh ngủ thì mới nên nựng và ru trẻ ngủ tiếp. Khi thấy bé cựa quậy mẹ nên để yên để tránh làm bé thức giấc
Mẹ nên tìm giải pháp bổ sung cho bé thêm canxi và vitamin D từ ánh nắng tự nhiên ngoài trời cho trẻ để tránh bị thiếu canxi.

Trên đây là kiến thức hữu ích lý giải nguyên thân cũng như biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh quơ tay chân liên tục. Mẹ chỉ cần chú ý một chút khi chăm sóc trẻ mỗi ngày là được.

Rate this post