Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân và cách khắc phục

1 Tháng Ba, 2022 Off By Huệ

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân là hiện tượng hết sức bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không quan tâm và có những cách để xử lý trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân thì chúng có thể biến chứng nặng hơn. Như vậy sẽ dẫn đến một vài bệnh lý cũng như sau này khiến cho con mất tự tin khi giao tiếp.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân

Với trẻ sơ sinh, hiện tượng đổ mồ hôi tay chân nhiều có thể là do hệ thần kinh điều khiển tiết mồ hôi vẫn chưa hoàn thiện. Trong trường hợp này, nếu trẻ vẫn bú tốt, lên cân tốt thì cha mẹ không cần lo lắng vì khi bé lớn hơn sẽ tự khỏi. Cũng có trường hợp vẫn bị đổ mồ hôi tay chân nhiều tới khi lớn lên. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt hạch thần kinh điều khiển việc bài tiết mồ hôi.

Ngoài ra, hiện tượng đổ mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh còn có thể do các nguyên nhân như:

  • Thiếu vitamin D: Ở trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh, khi xương phát triển mạnh, nếu bị thiếu vitamin D thì trẻ dễ bị đổ mồ hôi nhiều. Đặc biệt, một số trẻ sinh non, bị nhẹ cân, còi xương, mắc bệnh nhiễm khuẩn hoặc rối loạn tiêu hóa thì dễ bị thiếu vitamin D và đổ mồ hôi trộm;
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Trẻ sinh non có thể gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này có thể kéo dài khoảng 20 giây, biểu hiện là da bé tái nhợt, thở khò khè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi;
Vi-sao-tre-so-sinh-ra-mo-hoi-tay-chan

Vì sao trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân

Xem thêm: Trẻ sơ sinh quơ tay chân liên tục có sao không?

  • Chứng tăng tiết mồ hôi: Hội chứng tăng tiết mồ hôi có thể gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện bàn tay và bàn chân bị ra mồ hôi nhiều dù ở trong không gian mát mẻ, thoáng đãng;
  • Mắc bệnh tim bẩm sinh: Nếu hiện tượng đổ mồ hôi ở trẻ không chỉ xảy ra trong khi ngủ mà còn xuất hiện khi bé tham gia các hoạt động khác thì có thể bắt nguồn từ nguyên nhân trẻ mắc bệnh tim mạch;
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS: Nếu bé ngủ trong không gian quá nóng bức, ngột ngạt, phòng ngủ quá bí thì trẻ có thể ngủ li bì, ra mồ hôi nhiều, có thể ngừng thở – hội chứng đột tử SIDS;

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: Trẻ bị thiếu canxi, thiếu kẽm, bị rối loạn hệ thần kinh thực vật hoặc cường giao cảm.

Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân

Bổ sung vitamin D

Vitamin D là dưỡng chất thiết yếu trong quá trình phát triển của xương. Chúng còn có nhiều vai trò quan trọng khác trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, việc bổ sung vitamin D cho trẻ là điều hết sức cần thiết.

Mẹ có thể bổ sung vitamin D cho bé bằng cách:

  • Cho trẻ ăn uống đa dạng, chứa nhiều loại thực phẩm giàu vitamin D.
  • Cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất là nên cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm. Cha mẹ cần lưu ý là chỉ để da của bé tiếp xúc với ánh nắng. Tránh để mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Bổ sung vitamin D dạng nhỏ giọt. Với cách này cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Tăng cường canxi

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ. Vì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất đối với bé trong giai đoạn này. Khi bước sang giai đoạn ăn dặm (từ 6 tháng tuổi), mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa protein, carbohydrate, canxi và axit amin. Đây là những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Bo-sung-them-canxi-giup-han-che-tinh-trang-ra-mo-hoi-o-tre-so-sinh

Bổ sung thêm canxi giúp hạn chế tình trạng ra mồ hôi ở trẻ sơ sinh

Xem thêm: Hướng dẫn cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 5 tháng

Mẹ có thể bổ sung canxi cho bé qua các thực phẩm như:

  • Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai.
  • Các loại hải sản như cá, tôm,…
  • Trái cây: táo, chuối…
  • Hạnh nhân.
  • Một số loại đậu: đậu lăng.
  • Các loại rau: rau dền, rau xanh lá.

Một số cách khắc phục cho bé đổ mồ hôi tay chân khác

  • Cho trẻ ngủ trong phòng có diện tích vừa phải và hạn chế cửa sổ để tránh gió lùa vào.
  • Không nên quấn trẻ quá kỹ trong chăn, tã lót. Mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thấm hút mồ hôi.
  • Giữ cho nhiệt độ phòng luôn thoáng mát để trẻ có thể ngủ ngon và hạn chế đổ mồ hôi.
  • Bổ sung nước thường xuyên cho trẻ. Lượng nước tùy thuộc theo cân nặng và nhu cầu hoạt động thường ngày của trẻ.
  • Không nên cho trẻ chơi đùa quá nhiều gần giờ đi ngủ. Vì điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến đổ mồ hôi vào ban đêm.

Tình trạng đổ mồ hôi ở tay và chân là phản ứng bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm theo một vài biểu hiện khác như đau ngực hay buồn nôn, cha mẹ cần đưa con thăm khám sớm và có những cách chữa ra mồ hôi tay chân ở trẻ em phù hợp. Bởi đây có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nào đó.

Rate this post