Nguyên nhân trẻ sơ sinh sôi bụng, có nguy hiểm không?
21 Tháng Ba, 2023Trẻ sơ sinh sôi bụng là tình trạng thường gặp, tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, làm các bậc phụ huynh lo lắng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ sơ sinh sôi bụng. Cách chữa trị ra sao? Mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết!
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng?
Trẻ sơ sinh sôi bụng thường xuyên có thể do sự tắc nghẽn hoặc ứ đọng một lượng lớn không khí ở các nếp gấp đường ruột. Một số nguyên nhân sau đây có thể khiến bụng trẻ sơ sinh bị sôi.
Nhiễm khuẩn đường ruột
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đi ngoài quá nhiều có thể do bị nhiễm các loại vi khuẩn như Salmonella, E.coli, Shigella hoặc virus đường ruột khác gây ra. Những loại vi khuẩn, virus này phát triển nhanh chóng nên lấn át các vi khuẩn có lợi làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột dẫn đến trẻ bị tiêu chảy. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn là có thể do bình sữa, ti bình và các dụng cụ pha chế không được bảo quản sạch sẽ.
Xem thêm: Da trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ
Trẻ không dung nạp được lactose
Khi cho trẻ dùng sữa công thức, cha mẹ cần lưu ý đến các dấu hiệu cơ thể của bé. Vì ở giai đoạn mới sinh, cơ thể trẻ sơ sinh không tiết đủ lượng enzyme lactose cần thiết để hấp thụ tất cả lượng đường lactose bên trong sữa. Việc này dẫn đến trạng thái dư thừa lactose ở đường ruột và biến thành hiện tượng sôi bụng ở trẻ.
Chế độ ăn uống của mẹ chưa hợp lý
Nếu trẻ sơ sinh còn trong thời kỳ bú sữa mẹ thì chế độ ăn uống của người mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ sơ sinh. Người mẹ dùng thực phẩm như thế nào thì con cũng sẽ nhận nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm ấy. Vì thế, nếu mẹ dùng thực phẩm lạ, có quá nhiều đạm, dầu mỡ, cay nóng hoặc tái sẽ khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng, do đó trẻ uống sữa bị sôi bụng.
Một số lý do khác
Ngoài ra, bé sơ sinh bị sôi bụng nếu mẹ cho bú không đúng cách, sữa pha không đúng tỷ lệ, chảy quá nhanh hoặc quá chậm làm bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn và sôi bụng.
Bên cạnh, đó thói quen mút tay, mút đồ chơi hoặc cho vật lạ vào miệng cũng có thể gián tiếp dẫn vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường ruột, làm trẻ bị đầy hơi, sôi bụng và tiêu chảy cấp nếu bị nhiễm nặng.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng lúc đói hoặc sau khi ăn no mà không kèm theo các triệu chứng khác như: đau bụng, chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi,.. thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường.
Xem thêm: Không nên xi trẻ sơ sinh
Tuy nhiên, nếu trường hợp trẻ bị sôi bụng kèm các vấn đề khác như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,… thì có thể đây là biểu hiện của một số vấn đề như:
- Rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn ruột: Thường gặp nhất với các dấu hiệu như bụng sôi kèm đau, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy đi ngoài nhiều lần, bụng chướng, đầy hơi, biếng ăn,… Nếu tình trạng kéo dài còn có thể gây ra biến chứng như ruột kích thích, viêm đại tràng,…
- Bệnh lý dạ dày – ruột: Có thể là các bệnh như viêm dạ dày tá tràng, viêm hang vị dạ dày,… Các biến chứng có thể gặp như: trẻ suy dinh dưỡng, trẻ biếng ăn,…
- Một số rất hiếm bé có thể mắc bệnh Crohn (IBD): Đây là tình trạng gây ra viêm nhiễm, khiến thành tiêu hóa gây loét, chảy máu. Một số biểu hiện của bệnh như sôi bụng, đau bụng, có thể kèm theo sốt, buồn nôn, giảm thèm ăn, gầy sút,…. Biến chứng nguy hiểm do bệnh Crohn là gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, nguy hiểm nhất là thủng ruột, rò rỉ bàng quang,…
Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Nhìn chung, nếu trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài do sinh lý thì không có vấn đề gì. Còn với trẻ sôi bụng do bệnh lý thì mẹ cần lưu tâm vì có thể khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, dễ nôn ói và trớ sữa, ảnh hưởng đến tâm sinh lí của trẻ. Từ đó, mẹ tìm kiếm nguyên nhân và cách chữa trị sớm để tránh biến chứng xảy ra cho trẻ.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên làm gì?
Dùng kèm men vi sinh, lợi khuẩn Probiotics cho trẻ
Bổ sung men vi sinh và Probiotics được xem là giải pháp an toàn được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn cho trẻ khi gặp các vấn đề về tiêu hóa. Nguyên do là khi bị tiêu chảy hoặc đi ngoài quá nhiều lần, số lượng vi khuẩn có lợi ở đường ruột của trẻ đang suy giảm đáng kể. Ngược lại, vi khuẩn có hại lại phát triển không ngừng và gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột.
Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp với trẻ
Với những trẻ đang còn bú mẹ thì việc mẹ hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, nước uống có gas, bánh, kẹo, đồ ngọt,… giúp giảm lượng khí sinh ra trong bụng trẻ khi trẻ bú sữa từ mẹ.
Massage cho trẻ
Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, mẹ có thể tiến hành massage cho trẻ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Đồng thời, mẹ nên kết hợp xoa nhẹ vùng lưng mỗi khi bé vừa bú xong. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho bé thực hiện thao tác “đạp xe” bằng cách giữ lấy mắt cá chân rồi nâng đầu gối bé lên xuống nhẹ nhàng.
Với những thông tin trên, hy vọng các mẹ hiểu hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh sôi bụng, nguyên nhân và cách phòng trị hiệu quả. Chúc bé luôn bú khỏe, ngủ ngon, mau lớn và không gặp tình trạng khó chịu như trên nhé!