Nguyên nhân và các điều trị cho trẻ sơ sinh thở khò khè ngay tại nhà
7 Tháng Mười Một, 2022Trẻ sơ sinh thở khò khè báo hiệu trẻ đang gặp vấn đề về hô hấp. Nguyên nhân của hiện tượng này từ đâu? Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh như thế nào và khi nào nên đưa trẻ đi thăm khám bác sỹ? Thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bố mẹ.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè
Trẻ sơ sinh bị khò khè là do có bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Các bệnh thường gặp có thể là: Bệnh hen suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, viêm tiểu phế quản thường gặp hơn. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thở khò khè hay gặp nhất là hen suyễn.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi
Những nguyên nhân hiếm gặp khác: dị vật đường thở, lao, phù phổi, trẻ mắc một số dị tật bẩm sinh ở phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, xuất hiện u, hạch gần phế quản). Biểu hiện đặc trưng đó là trẻ thở khò khè dai dẳng không thuyên giảm.
Trẻ sơ sinh thở khò khè có nguy hiểm không?
Điều này tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng thở khò khè ở trẻ. Bố mẹ cần chú ý lắng nghe tiếng thở của bé nếu có các đặc điểm sau:
Trẻ thở nghe như tiếng huýt sáo
Mũi của trẻ có lỗ thông khí nhỏ nên chỉ cần có một ít nước nhầy hay sữa bột “lạc” vào cũng làm cho lỗ thông khí bị thu hẹp lại, cản trở đường thở và tạo nên những âm thanh lạ như tiếng huýt sáo khi trẻ hít thở. Điều này sẽ chấm dứt khi bạn thông mũi cho bé.
Trẻ thở nghe khàn khàn
Đây là tình trạng nước nhầy nghẽn ở thanh quản làm trẻ sơ sinh bị khò khè, phát ra âm thanh khàn khàn lúc thở. Có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản – một chứng bệnh làm phù nề thanh quản, khí quản, làm cho đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp đi, khiến hơi thở của trẻ nặng nề hơn.
Trẻ bị thở dốc
Nếu bị viêm phổi, trẻ có thể thở nhanh và thở dốc một cách bất thường. Viêm phổi chủ yếu do virus hay vi khuẩn làm tích tụ các chất nhầy bên trong các phế nang. Đôi khi bạn sẽ thấy trẻ thở dốc kèm theo các triệu chứng như xanh tím mặt và ho kéo dài.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị ho
Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị thở khò khè
- Giữ ấm cho trẻ sơ sinh bi thở khò khè: chủ động giữ ấm cho trẻ để hạn chế bé sổ mũi, tránh việc các bé hay khịt vào, làm cho nước mũi chảy vào cuống họng gây ra ho.
- Cần cho trẻ uống nhiều nước. Uống nước sẽ làm mát và sạch họng bé. Các mẹ có thể pha chút nước chanh vào nước ấm rồi cho con uống để làm sạch dịch hoặc một số đờm còn lại ở cổ họng.
- Sử dụng các bài thuốc dân gian bằng gừng và tỏi. Cho 4 tép tỏi xay/băm nhuyễn vào 250ml nước sôi, cho thêm 5ml nước hành và ít muối rồi cho bé uống nước tỏi 2 – 3 lần/ngày.
- Có thể dùng một lát rễ gừng vắt cho vào nước rồi cho bé uống để làm tăng lưu thông vùng mũi. Những cách này làm sạch đường thở, làm giảm nhiệt và điều trị sổ mũi cho bé.
- Một phương pháp khác rất hiệu quả là bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé vào mỗi buổi tối, hoặc cho vào chậu nước tắm cho bé để tránh sổ mũi, giúp mũi lưu thông, giữ ấm và làm bé dễ ngủ.
Các mẹ có thể tham khảo cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh như sau:
- Đặt bé nằm nghiêng, hoặc nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên. Nếu dùng lọ nhỏ thì đặt nghiêng phù hợp với độ nghiêng vừa phải để nước chảy từ từ vào khoang mũi bé. Nếu dùng lọ xịt thì đặt vòi phun ở xa vạch an toàn, sát vạch lỗ mũi.
- Nhỏ 2 – 3 giọt vào mũi bé, hoặc ấn nhẹ và nhanh trong 2 – 3 giây.
- Nghiêng đầu bé về bên còn lại và tiến hành nhỏ hoặc xịt tương tự.
- Lưu ý, 5 phút sau các mẹ nên dùng các dụng cụ y tế chuyên dụng để hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi, hoặc dùng tăm bông thấm hút lượng nước nhỏ còn ứ đọng.
Trên đây là những thông tin về trẻ sơ sinh bị thở khò khè, hy vọng qua bài viết này bạn đã có được những thông tin hữu ích để chăm sóc bé thật tốt!