Trẻ sơ sinh mấy ngày rụng rốn? Cách chăm sóc khi trẻ rụng rốn
22 Tháng Mười, 2021Khi nào trẻ sơ sinh rụng rốn? Quá trình và cách chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh như thế nào? Đây là những thắc mắc rất được quan tâm, nhất là những ai lần đầu làm cha mẹ.
Khi nào thì trẻ sơ sinh rụng rốn?
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé, cách vệ sinh và chăm sóc của mỗi gia đình mà thời gian rụng rốn ở mỗi trẻ sơ sinh cũng khác nhau. Có trẻ từ 8 -10 ngày thì rốn sẽ rụng một cách tự nhiên, tuy nhiên cũng có một số trẻ đến tuần thứ 2 mới bắt đầu rụng.
Trong thời điểm này cha mẹ cần đảm bảo thay băng rốn thường xuyên, giữ cho rốn luôn khô ráo. Lưu ý cần phải tránh nước và không bôi kem hay thuốc gì lên rốn của bé vì sẽ dễ gây nhiễm trùng rốn và khiến rốn lâu rụng hơn.
Cách chăm sóc khi trẻ rụng rốn
Rốn là nơi chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ qua bào thai giúp thai nhi phát triển. Sau sinh, dây rốn bị cắt còn lại cuống rốn, cuống rốn sẽ rụng sau 7-10 ngày, nó là phần “thịt chết” và dễ nhiễm trùng nếu không được vệ sinh đúng cách.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có sao không
Ngay sau khi chào đời trẻ sẽ được nhân viên y tế dùng dụng cụ kẹp và kéo vô khuẩn để kẹp cắt rốn bé. Hằng ngày, sau khi tắm bé bằng nước ấm và xà phòng dành riêng cho bé, cha mẹ nhẹ nhàng lau khô cuống rốn bằng khăn hoặc gạc mềm sạch. Sau đó, để thông thoáng cho tới khi rốn rụng.
Trong trường hợp rốn bẩn do dính phân hoặc nước tiểu, có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ vào rốn nhẹ nhàng vệ sinh sạch bằng vải mềm hoặc gạc.
Nên:
- Vệ sinh rốn ngày 1 lần sau khi tắm cho bé.
- Vệ sinh ngay nếu rốn bé dính nước tiểu hoặc nhiễm bẩn.
- Trong trường hợp dùng nước muối sinh lý vệ sinh rốn bé, nên dùng các chai nước muối (dùng để nhỏ mắt) vệ sinh rốn bé, vừa tiện, vừa đảm bảo vô khuẩn. Sau đó dùng vải sạch lau rốn.
- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước và sau khi chăm sóc rốn trẻ
- Để cuống rốn rụng tự do, che rốn bằng quần áo trẻ
- Mặc áo cài nút bên khi rốn chưa rụng. Áo cài nút giữa dễ làm trầy xướt cuống rốn do mép áo, gây chảy máu rốn, nhất là khi cuống rốn còn tươi.
- Gấp mép tả xuống phía dưới rốn, điều này tránh chà sát vào rốn gây đau và chảy máu, giúp rốn nhanh rụng, tránh thấp ngược nước tiểu bé lên cuống rốn.
Không nên:
- Không đắp bất kỳ thứ gì lên chân rốn, không băng rốn.
- Không dùng cồn hoặc cồn iod để vệ sinh rốn bé khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
- Tránh đụng vào cuống rốn trẻ khi không cần thiết.
Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh tại nhà
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh mặc dù khá đơn giản tuy nhiên bậc phụ huynh cần lưu ý các dấu hiệu nguy hiểm để có cách xử lý kịp thời:
- Rốn trẻ sưng tấy, ửng đỏ
- Cuống rốn chảy nước vàng và có mùi hôi
- Đôi khi rỉ dịch hoặc chảy máu nhẹ.
- Cuống rốn của trẻ lồi
Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu trên gia đình cần phải đưa đi khám để được bác sĩ đưa ra hướng điều trị. Bác sĩ và điều dưỡng sẽ hướng dẫn vệ sinh rốn đúng cách trong trường hợp nặng cần phải nhập viện điều trị. Nếu trẻ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị tại nhà, phải đảm bảo rằng em bé uống đủ liều thuốc ngay cả khi rốn đã cải thiện hơn./.
Cách vệ sinh khi rốn bị nhiễm khuẩn khi có chỉ định chăm sóc rốn ở nhà:
- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng;
- Nhẹ nhàng rửa sạch mủ và vẩy bằng nước sôi để nguội và xà phòng;
- Lau khô rốn bằng vải sạch;
- Rửa tay bạn thật sạch sau khi chăm rốn bé nhé.
- Vệ sinh rốn 3 lần một ngày.
- Nếu mủ hoặc chỗ bị đỏ nặng hơn, hoặc không tiến triển trong vòng 2 ngày, khẩn trương đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
Với những chia sẻ trên dây hy vọng Bệnh viện Phương Đông đã có thêm những thông tin hữu ích về cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng một cách khoa học nhất. Để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám nhi cho bé, gia đình vui lòng liên hệ 19001806.