Tìm hiểu thông tin trẻ mấy tháng biết lật?
13 Tháng Năm, 2020Trẻ biết lật là bước tiến vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình phát triển những năm đầu đời của trẻ. Lúc này trẻ đã đủ cứng cáp để kiểm soát một số cử động của đầu, cổ, tay và chân. Vậy để biết trẻ mấy tháng biết lật, mời các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Trẻ mấy tháng biết lật?
Mỗi trẻ sơ sinh có sự phát triển không giống nhau nên việc bé mấy tháng biết lật còn tùy thuộc rất nhiều vào tốc độ phát triển riêng của các bé. Thông thường từ 3-4 tháng tuổi là các bé sẽ có những dấu hiệu chuẩn bị cho cột mốc lật lăn sắp tới của mình như:
- Khi mẹ đặt bé nằm sấp bé có thể tự nhấc đầu dậy, đồng thời có thể chống tay để nâng đỡ phần đầu và ngực;
- Khi nằm ngửa, bé thường hướng chân mình lên phía trước hoặc đung đưa chân qua lại;
- Bé có xu hướng thích nằm nghiêng hơn;
- Khi thấy đồ vật ở gần mình, bé thường có xu hướng dịch chuyển lại gần.
➤ Xem thêm: Tìm hiểu trẻ 6 tháng đi ngoài mấy lần là bình thường
Thời gian đầu bé chỉ có thể chuyển từ tư thế nằm sấp sang tư thế nằm ngửa. Tuy nhiên, sau một thời gian khi hệ xương của bé vững hơn thì bé có thể tự mình lật sấp, chuyển từ tư thế nằm ngửa sang tư thế nằm sấp.
Theo các chuyên gia, việc bé mấy tháng tuổi biết lật sẽ tùy thuộc vào sự cứng cáp của trẻ. So với những bé chào đời đủ ngày đủ tháng, các bé sinh non thường sẽ biết lật chậm hơn. Ngoài ra vấn đề cân nặng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thời gian biết lật của bé, những bé nhỏ người thường biết lật sớm hơn so với những bé bụ bẫm.
Trong cột mốc phát triển của các bé sẽ có một số bé bỏ qua giai đoạn lật lăn mà chuyển sang tập ngồi, tập bò luôn. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng việc bé mấy tháng biết lật, miễn sao bé vẫn đang phát triển những kỹ năng mới là được rồi mẹ nhé.
2. Mẹ nên làm gì để hỗ trợ bé lật?
Lật người là giai đoạn phát triển tự nhiên mà hầu hết bé nào cũng sẽ trải qua, thông thường bé có thể tự thực hiện mà không cần đến sự hỗ trợ của cha mẹ. Tuy nhiên mẹ có thể hỗ trợ để bé lật nhanh hơn bắng một vài cách sau đây:
- Khi quyết định hỗ trợ bé lật, mẹ cần đảm bảo chắc chắn là bé đã sẵn sàng, vì việc cố ép bé lật khi bé chưa đủ cứng cáp có thể khiến nguy hại đến hệ xương cơ của bé;
- Cách nhanh nhất mẹ có thể thực hiện để hỗ trợ bé lật là tham gia các trò chơi vận động cùng bé. Lúc này mẹ có thể đặt các loại đồ chơi có màu sắc sặc sỡ để hấp dẫn ánh nhìn của bé. Khi bé được kích thích và hứng thú. Bé sẽ tự giác muốn lật mình nhanh hơn để được chơi đồ chơi;
- Ngoài ra, mẹ cũng nên tiến hành massage cơ thể cho bé khoảng 25 phút mỗi ngày;
- Các bài tập hỗ trợ bé lật nên thực hiện khi bé không ăn quá no, đặc biệt là hãy tạo cảm giác thư giãn, thoải mái để bé thực sự hứng thú khi tập luyện.
- Mỗi lần để bé nằm sấp, mẹ nên đặt đồng hồ trong khoảng 5-7 phút, không nên để bé nằm sấp quá lâu. Điều này có thể khiến bé bị khó thở, nôn và sợ cảm giác nằm sấp.
3. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh biết lật
Ở giai đoạn này cơ thể của bé có nhiều thay đổi, bé dần cứng cáp hơn, chính vì vậy để chăm sóc bé tốt nhất mẹ cần có sự hiểu biết đúng khoa học.
- Trẻ nhỏ thường có hứng thú với những thay đổi và kỹ năng mới. Do đó ngay khi bé biết lật mẹ cần quan sát và theo dõi bé chặt chẽ hơn, đặc biệt mẹ tuyệt đối không nên để bé nằm trên giường một mình, vì khi bé lật các hoạt động không định hướng này có thể khiến bé bị ngã;
- Đối với những bé sinh non hoặc có hệ xương cơ còn yêu, các hoạt động lật, lẫy hoặc ngồi có thể diễn ra chậm hơn so với các trẻ khác. Hoạt đông lật sẽ diễn ra khi bé thực sự sẵn sàng;
- Để khuyến khích, động viên bé khi bé lật lẫy, mẹ có thể vỗ tay động viên và khen ngợi bé kịp thời. Những lời cổ vũ này sẽ khiến bé càng có thêm động lực để tiếp tục bài học của mình.
Những thông tin trên đây các bạn đã biết trẻ mấy tháng biết lật rồi phải không. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến cho bạn đọc.