Làm thế nào để đạt điểm cao bài thi Khoa học xã hội?

Làm thế nào để đạt điểm cao bài thi Khoa học xã hội?

26 Tháng Sáu, 2018 Off By zsstritezuct

Theo lịch thi THPT Quốc gia 2018 của Bộ GD&ĐT, ngày 26/6, thí sinh sẽ tham dự bài thi Khoa học xã hội. Để có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất, hãy tham khảo một số lưu ý dưới đây.

Với môn thi Giáo dục công dân

Theo những tin tức tư vấn ôn tập, cấu trúc đề thi môn GDCD có 40 câu ,  thời gian làm bài 50 phút. Cô Nguyễn Thị Hồng Châu ( giáo viên Giáo dục công dân trường THPT Lê Quý Đôn) nhận định: Nếu học sinh học kỹ, hiểu kỹ thì thời gian làm bài chỉ khoảng 40-45 phút.

Từ định dạng đề thi THPT quốc gia, Tổ trưởng Tổ giáo dục công dân Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho rằng học sinh cần bổ sung kiến thức thực tế nhiều hơn, cần đánh giá và suy nghĩ thấu đáo, thận trọng trước khi chọn đáp án cho những tình huống.

Học sinh nên tham gia giải quyết tình huống trong giờ học để có thêm kinh nghiệm sống và làm việc theo pháp luật. Bạn cũng có thể tham khảo thêm sách báo, tư liệu về pháp luật. Lập sổ ghi chép những trực tiếp chứng kiến, một số vấn đề rút ra trong cuộc sống xung quanh có liên quan đến pháp luật, đặc biệt là những lưu ý của giáo viên để xem lại khi có thời gian nhằm tăng vốn hiểu biết và làm tốt bài thi.

Bạn có thể chia nhỏ kiến thức theo những chủ đề như một số vấn đề cơ bản của pháp luật, pháp luật và quyền bình đẳng của công dân, pháp luật với các quyền tự do, dân chủ của công dân, pháp luật với sự phát triển của công dân và đất nước.

Môn lịch sử

Theo nhận định của một số chuyên gia giáo dục, việc xác định mục đích dự thi là điều rất quan trọng , điều này có thể ảnh hưởng đến nội dung ôn thi. Trường hợp chọn môn lịch sử trong tổ hợp môn xã hội để xét tốt nghiệp thì học sinh chỉ cần tập trung học những kiến thức quan trọng trong sách giáo khoa lớp 11, 12. Tuy nhiên, nếu chọn môn học này để xét tuyển vào ĐH thì bên cạnh việc nắm các kiến thức cơ bản, bạn cần phải bổ sung những thức tổng hợp, kiến thức nâng cao.

Trong quá trình ôn tập cần nắm chắc các kiến thức cơ bản. Bạn cần phải hệ thống hóa kiến thức theo giai đoạn lịch sử. Theo đó, lịch sử Việt Nam được chia thành những giai đoạn sau: 1919-1930; 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975; 1975-2000… Học sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản của từng giai đoạn. Ở mỗi giai đọan lịch sử thường có những sự kiện nổi bật gắn với những sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu Bên cạnh đó, cần rèn luyện những kỹ năng so sánh, tổng hợp, liên hệ trong khi học bài, vì thực tế cho thấy giải quyết các câu hỏi khó để phân loại đều phải dùng đến kỹ năng này.

Môn Địa lý

Dựa theo đề thi thử của Bộ GD&ĐT, môn Địa lý có 4 mức độ yêu cầu thí sinh về nhận biết, đọc hiểu, vận dụng cấp thấp, vận dụng cấp cao. Những kiến thức đều nằm trong chương trình sách giáo khoa và không quá khó.

Với môn Địa, bạn nên ôn tập theo từng chủ đề, có tính hệ thống giữa kiến thức lớp 11 và 12. Hãy sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức dễ dàng và chính xác.

Bạn cũng cần rèn kỹ năng nhận xét, nhận dạng biểu đồ. Lưu ý những từ khóa để làm bài chính xác hơn. Đặc biệt, với môn Địa lý, kỹ năng sử dụng Atlat rất quan trọng.Để sử dụng hiệu quả, bạn nên nhớ mục lục nằm ở đâu, phải nhớ trang ký hiệu, là ngôn ngữ bản đồ. Kỹ năng này nên rèn luyện, làm thường xuyên.

Khi vào phòng thi, học sinh cần chuẩn bị ít nhất 2 bút chì chuốt sẵn, tẩy, thước… để tránh các sự cố không đáng có. Khi làm bài thi không nên bỏ trống câu, câu nào dễ làm trước, khó làm sau để tránh mất thời gian, rối tinh thần.

 

5/5 - (1 bình chọn)