Trẻ sơ sinh không ị: Nguyên nhân và cách điều trị đúng cách

Trẻ sơ sinh không ị: Nguyên nhân và cách điều trị đúng cách

17 Tháng Hai, 2023 Off By Huệ

Trẻ sơ sinh không ị là vấn đề quan tâm của rất nhiều mẹ bỉm. Vậy nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng này thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau để có kiến thức chủ động điều trị cho bé.

Trẻ sơ sinh không ị 2 ngày có sao không?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện vì vậy thói quen và tần suất đi ngoài của các bé chưa thực sự ổn định. Thông thường trẻ sơ sinh thông thường đi ngoài nhiều lần trong ngày đặc biệt là với các bé từ 0 – 3 tháng tuổi, tuy nhiên cũng có bé lại 2 – 3 ngày mới đi ngoài 1 lần.

Nhiều mẹ lo lắng khi trẻ sơ sinh 2 ngày không ị. Nếu trẻ đi ngoài phân vẫn mềm, bụng mềm, trẻ không gặp khó khăn hoặc phải rặn nhiều mỗi khi đi ngoài, trẻ vẫn ăn ngủ tăng cân đều đặn thì mẹ không cần phải lo lắng.

Trẻ  sơ sinh không ị chỉ được gọi là táo bón khi trẻ đi ngoài phân rắn, khô, bé phải rặn nhiều, quấy khóc… thì mẹ mới cần lo lắng.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không ị

Co-nhieu-nguyen-nhan-khien-tre-so-sinh-khong-i-me-nen-theo-doi-de-co-phuong-phap-dieu-tri-dung-cach

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không ị, mẹ nên theo dõi để có phương pháp điều trị đúng cách

Xem thêm: trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu?

Do chế độ ăn uống của mẹ

Hầu hết trẻ sơ sinh đều bú sữa mẹ ở những giai đoạn đầu đời. Do đó, tình trạng bệnh lý của con có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của mẹ. Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ nên lưu ý và điều chỉnh chế độ ăn uống của mình bằng cách tăng cường ăn nhiều chất xơ có trong các loại củ quả tươi, rau xanh.

Đây đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé bởi chúng chứa nhiều vitamin có khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, mẹ có thể thường xuyên ăn sữa chua để giúp lợi khuẩn tốt hơn.

Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài

Khi trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài quá sớm cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. Lý giải cho điều này là bởi ở những tháng tuổi đầu tiên dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện, trong khi đó sữa công thức lại được kết hợp nhiều chất nên bé sẽ khó mà tiêu hóa được.

Đồng thời, các loại sữa ngoài được cho là tương đối khó tiêu hóa, đặc biệt nếu mẹ pha sữa pha không đúng có khả năng cao dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón.

Do các vấn đề về bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên thì trẻ sơ sinh bị táo bón cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, cụ thể là do bệnh lý trong chính cơ thể bé. Trẻ có thể bị táo bón sớm nếu có các dị tật bẩm sinh hoặc tổn thương đường tiêu hóa như: bệnh suy giáp trạng hay đại tràng bị phình to.

Cách xử lý trẻ sơ sinh lâu ngày không ị

Giúp trẻ vận động

Mẹ đặt bé nằm ngừa, người hướng về phía mẹ. sau đó nhẹ nhàng nâng hai chân bé di chuyển theo chiều quay của động tác đạp xe. Bài tập này không những giúp cơ chân thêm cứng cáp mà còn tác động tích cực lên hệ tiêu hóa, giúp thúc đẩy quá trình đào thải phân ra ngoài.

Massage bụng

Massage-bung-la-cach-giup-giam-chung-tao-bon-hieu-qua-cho-tre-so-sinh

Massage bụng là cách giúp giảm chứng táo bón hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh ăn sữa chua không?

Massage có thể giúp thư giãn dạ dày, kích thích tiêu hóa, từ đó giảm chứng táo bón hiệu quả. Để thực hiện, mẹ chỉ cần sử dụng 3 ngón tay giữa, đặt lên vùng rốn. Sau đó ấn và xoa nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Từ từ mở dần độ rộng của vòng xoay sao cho tay mẹ chạm hông bé. Để tăng cường lợi ích của việc massage, mẹ có thể kết hợp sử dụng các loại tinh dầu.

Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ

Đối với những bé bú mẹ hoàn toàn, việc mẹ ăn gì, uống gì ảnh hưởng trực tiếp đến số lần đi ngoài của trẻ. Vì vậy, trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần chú ý ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh và trái cây tươi, nhằm bổ sung chất xơ cho cơ thể. Hạn chế ăn các thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ.

Đổi sữa cho bé

Nếu trẻ đang uống sữa công thức, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ về việc đổi sang một nhãn sữa mới, phù hợp với thể trạng của bé.

Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh không ị. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường mẹ không phải lo lắng quá. Nhưng nếu trẻ hơn 4 – 5 ngày không ị và có các triệu chứng quấy khóc mỗi lần đi ngoài, tím tái, phân cứng và khô, có lẫn máu, bỏ bú và chậm tăng cân, mẹ cần đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Rate this post